Ngày 2/3, hàng trăm nghìn người đổ xuống các đường phố ở thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha và nhiều thành phố khác để phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mà Chính phủ nước này đang thực hiện để đổi lấy gói cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Các nhà tổ chức cho biết khoảng 500.000 người đã tuần hành ở Lisbon trong khi khoảng 400.000 người khác tuần hành tại thành phố lớn Porto ở miền Bắc.
Cuộc biểu tình lần này thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên, nhân viên y tế và người nghỉ hưu, các nhóm đối tượng chịu tác động nhiều nhất từ kế hoạch cắt giảm ngân sách của chính phủ.
Người biểu tình mang theo biểu ngữ bày tỏ sự tức giận đối với Thủ tướng Pedro Passos, kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn và cảnh báo nguy cơ Bồ Đào Nha rơi vào chế độ độc tài.
Tháng 5/2011, Bồ Đào Nha được EU và IMF dành cho gói cứu trợ vỡ nợ trị giá 78 tỷ euro (103 tỷ USD).
Đổi lại, Lisbon phải siết chặt khu vực tài chính thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu và cải cách kinh tế. Sau khi đã giảm lương và lương hưu trong năm 2012, Chính phủ tuyên bố sẽ tăng thuế và tiếp tục giảm chi tiêu trong năm 2013.
Bồ Đào Nha phải giảm thâm hụt ngân sách nhà nước xuống 4,5% GDP trong năm nay, song Lisbon mới đây thừa nhận có thể không đạt mục tiêu này do kinh tế tiếp tục suy thoái.
Bộ trưởng Tài chính Vitor Gaspar cảnh báo tăng trưởng kinh tế của Bồ Đào Nha có thể giảm khoảng 2% trong năm nay, gấp đôi mức dự báo trước đó, trong năm thứ ba suy thoái liên tiếp./.
Các nhà tổ chức cho biết khoảng 500.000 người đã tuần hành ở Lisbon trong khi khoảng 400.000 người khác tuần hành tại thành phố lớn Porto ở miền Bắc.
Cuộc biểu tình lần này thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên, nhân viên y tế và người nghỉ hưu, các nhóm đối tượng chịu tác động nhiều nhất từ kế hoạch cắt giảm ngân sách của chính phủ.
Người biểu tình mang theo biểu ngữ bày tỏ sự tức giận đối với Thủ tướng Pedro Passos, kêu gọi tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn và cảnh báo nguy cơ Bồ Đào Nha rơi vào chế độ độc tài.
Tháng 5/2011, Bồ Đào Nha được EU và IMF dành cho gói cứu trợ vỡ nợ trị giá 78 tỷ euro (103 tỷ USD).
Đổi lại, Lisbon phải siết chặt khu vực tài chính thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu và cải cách kinh tế. Sau khi đã giảm lương và lương hưu trong năm 2012, Chính phủ tuyên bố sẽ tăng thuế và tiếp tục giảm chi tiêu trong năm 2013.
Bồ Đào Nha phải giảm thâm hụt ngân sách nhà nước xuống 4,5% GDP trong năm nay, song Lisbon mới đây thừa nhận có thể không đạt mục tiêu này do kinh tế tiếp tục suy thoái.
Bộ trưởng Tài chính Vitor Gaspar cảnh báo tăng trưởng kinh tế của Bồ Đào Nha có thể giảm khoảng 2% trong năm nay, gấp đôi mức dự báo trước đó, trong năm thứ ba suy thoái liên tiếp./.
(TTXVN)