Nhằm thiết lập hệ thống rừng ngập mặn, góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường bền vững, từ nay đến năm 2020, tỉnh Bình Định sẽ đầu tư trên 23,3 tỷ đồng để trồng mới gần 400ha tại các xã ven biển thuộc các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, nâng tổng diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh lên trên 461ha.
Trước mắt, vào quý 2 và quý 3, tỉnh sẽ triển khai trồng mới 20ha rừng ngập mặn tại huyện Tuy Phước.
Để thực hiện hiệu quả, tỉnh Bình Định đề ra nhiều giải pháp như thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý rừng ngập mặn và sử dụng nguồn vốn đê điều, phòng chống thiên tai để đầu tư xây dựng hệ thống rừng phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê điều; quy hoạch và thu hồi các vùng đất hoang hóa để phục hồi rừng ngập mặn, tạo vành đai vững chắc bảo vệ vùng ven biển và tạo việc làm cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
Ngoài ra, tỉnh nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân địa phương về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với tài nguyên, môi trường và cuộc sống của ngư dân sống gần vùng đầm phá.
Trước đây, rừng ngập mặn của tỉnh Bình Định có trên 1.000ha và 200ha thảm cỏ biển bảo đảm duy trì sự ổn định môi trường ở khu vực đầm.
Do chịu ảnh hưởng tàn phá bởi chiến tranh trước đây và đặc biệt là do việc phát triển nuôi trồng các loại thủy hải sản thiếu quy hoạch, nên rừng ngập mặn của tỉnh Bình Định đã bị tàn phá, thu hẹp dần và hiện chỉ còn trên 70ha./.
Trước mắt, vào quý 2 và quý 3, tỉnh sẽ triển khai trồng mới 20ha rừng ngập mặn tại huyện Tuy Phước.
Để thực hiện hiệu quả, tỉnh Bình Định đề ra nhiều giải pháp như thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý rừng ngập mặn và sử dụng nguồn vốn đê điều, phòng chống thiên tai để đầu tư xây dựng hệ thống rừng phòng hộ thuộc hành lang bảo vệ đê điều; quy hoạch và thu hồi các vùng đất hoang hóa để phục hồi rừng ngập mặn, tạo vành đai vững chắc bảo vệ vùng ven biển và tạo việc làm cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
Ngoài ra, tỉnh nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân địa phương về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với tài nguyên, môi trường và cuộc sống của ngư dân sống gần vùng đầm phá.
Trước đây, rừng ngập mặn của tỉnh Bình Định có trên 1.000ha và 200ha thảm cỏ biển bảo đảm duy trì sự ổn định môi trường ở khu vực đầm.
Do chịu ảnh hưởng tàn phá bởi chiến tranh trước đây và đặc biệt là do việc phát triển nuôi trồng các loại thủy hải sản thiếu quy hoạch, nên rừng ngập mặn của tỉnh Bình Định đã bị tàn phá, thu hẹp dần và hiện chỉ còn trên 70ha./.
Viết Ý (TTXVN)