Núi Trang Dài sạt lở bắt đầu từ ngày 26/12 đến nay, dưới chân núi có nhiều rừng sản xuất của người dân vừa khai thác. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Khu vực sạt lở thuộc rừng khoanh nuôi tái sinh trồng từ trước năm 2000. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Một thửa ruộng của người dân thôn Phú Lâm (xã Tây Phú) bị sa bồi thủy phá do vụ sạt lở núi Trang Dài gây ra. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Vụ sạt lở núi Trang Dài gây sa bồi thủy phá 2.000m2 đất ruộng của ông Trần Quang Thân (thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú) khiến ông không thể sản xuất. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Lực lượng chức năng huyện Tây Sơn và chính quyền địa phương xã Tây Phú cho biết nơi đây sẽ tiếp tục có nguy cơ sạt lở khi có mưa lớn. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Nước trên núi Trang Dài vẫn đang tiếp tục chảy xuống, cuốn theo nhiều lớp đất đá. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Lớp đất đá dày hơn 1m vùi lấp rừng sản xuất dưới chân núi. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
Một tảng đá lớn sạt lở từ trên núi Trang Dài xuống dưới chân núi. (Ảnh: Tường Quân/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)