Tiếp tục thực hiện Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi trên địa bàn, năm 2012 tỉnh Bình Định xây dựng thêm 1.043 công trình khí sinh học biogas tại tám địa phương là thị xã An Nhơn, các huyện Tây Sơn, Hoài Ân, Tuy Phước, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Lão và Vĩnh Thạnh, với tổng kinh phí hỗ trợ gần 300 triệu đồng.
Năm 2011 tỉnh Bình Định đã xây dựng được 1.040 công trình khí sinh học.
Để thực hiện tốt việc xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng và kỹ thuật, Ban quản lý dự án phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương trong việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên; đến nay đã đào tạo được 12 kỹ thật viên và 23 đội thợ chuyên xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và những hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án thường xuyên theo dõi, bám sát quá trình xây dựng cũng như chuyển giao kỹ thuật sử dụng sau khi hoàn thành công trình.
Bình Định là tỉnh nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi phát triển mạnh. Toàn tỉnh có đàn trâu với 19.352 con; đàn bò 270. 617 con và đàn lợn trên 569.000 con.
Tuy nhiên, bên cạnh phát triển chăn nuôi, do ý thức và điều kiện chăn nuôi ở vùng nông thôn còn lạc hậu, chuồng trại không đảm bảo nên đã gây ô nhiễm về môi trường.
Việc thực hiện Dự án Khí sinh học biogas tại tỉnh Bình Định đã góp phần không nhỏ trong việc từng bước giải quyết ô nhiễm môi trường, tạo thêm nguồn năng lượng tái sinh sạch, phục vụ đời sống người dân; đồng thời giảm được tình trạng người dân vào rừng chặt cây làm củi, tạo nguồn phân bón vô sinh và giảm bớt việc sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất./.
Năm 2011 tỉnh Bình Định đã xây dựng được 1.040 công trình khí sinh học.
Để thực hiện tốt việc xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng và kỹ thuật, Ban quản lý dự án phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương trong việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên; đến nay đã đào tạo được 12 kỹ thật viên và 23 đội thợ chuyên xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và những hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án thường xuyên theo dõi, bám sát quá trình xây dựng cũng như chuyển giao kỹ thuật sử dụng sau khi hoàn thành công trình.
Bình Định là tỉnh nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi phát triển mạnh. Toàn tỉnh có đàn trâu với 19.352 con; đàn bò 270. 617 con và đàn lợn trên 569.000 con.
Tuy nhiên, bên cạnh phát triển chăn nuôi, do ý thức và điều kiện chăn nuôi ở vùng nông thôn còn lạc hậu, chuồng trại không đảm bảo nên đã gây ô nhiễm về môi trường.
Việc thực hiện Dự án Khí sinh học biogas tại tỉnh Bình Định đã góp phần không nhỏ trong việc từng bước giải quyết ô nhiễm môi trường, tạo thêm nguồn năng lượng tái sinh sạch, phục vụ đời sống người dân; đồng thời giảm được tình trạng người dân vào rừng chặt cây làm củi, tạo nguồn phân bón vô sinh và giảm bớt việc sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất./.
Viết Ý (TTXVN)