Trước thông tin về giá điện sẽ được điều chỉnh, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực khẳng đinh, trong tháng 10/2012 Bộ Công Thương vẫn chưa có chủ trương điều chỉnh giá điện.
Giá điện vẫn giữ nguyên
Tại buổi họp báo công tác tháng Chín do Bộ Công Thương tổ chức chiều 1/10, ông Đặng Huy Cường giải thích, theo quyết định 24/TTg thì để điều chỉnh giá điện thì Bộ Công Thương sẽ phải tiến hành kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn đang tiến hành kiểm tra và chưa có kết quả.
Từ đầu năm 2012 thì giá điện đã được điều chỉnh hai lần, gần đây nhất ngày 1/7 thì giá điện bình quân tăng 65 đồng/kwh, tương đương 5% lên mức bình quân là 1.369 đồng mỗi kWh (chưa bao gồm VAT).
"Trong tháng Mười vẫn chưa có phương án tăng giá điện, Bộ cũng yêu cầu EVN tính toán giá thành của cả năm 2012 và tiếp đến giai đoạn 2015, sau khi có đầy đủ thì Bộ mới trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt," ông Cường cho hay.
Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), 9 tháng của năm 2012, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt trên 89,4 tỷ kWh, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Về cơ bản nguồn điện vận hành ổn định, không xảy ra sự cố lớn gây ảnh hưởng đến cung cấp điện toàn hệ thống, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước.
Cũng trong tháng Chín, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa vào vận hành 6 tổ máy với tổng công suất 1.153MW, gồm tổ máy 1 và 2 Thủy điện Kanak, tổ máy 1 và 2 Thủy điện Đồng Nai, tổ máy 5 và 6 Thủy điện Sơn La; cũng như hoàn thành đóng điện đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hòa.
Ngoài ra, trong tháng 10/2012 dự kiến sẽ có 7 tổ máy mới được đưa vào vận hành với tổng công suất 301,5 MW, bao gồm: tổ máy 1 Thủy điện Bản Chát (110MW); tổ máy 1 Thủy điện Nậm Chiến (100MW); tổ máy 1 Thủy điện Tà Thàng (30MW); tổ máy 1 Thủy điện Văn Chấn (19MW); tổ máy 1 Nhiệt điện Nông Sơn (15MW); tổ máy 1 Thủy điện Sông Giang 2 (18,5MW); tổ máy 2 Thủy điện Đăk Mi 4C (9MW).
Liên quan đến việc tăng giá than cho điện từ 15/9, ông Đặng Huy Cường cho biết, trên cơ sở tính toán thông số đầu vào các nhà máy điện của EVN thì thời gian tới việc tính chi phí sản xuất than ảnh hưởng đến giá điện còn phải dựa vào chi phí kinh doanh của EVN trong năm 2012 và liên bộ Công thương -Tài chính sẽ tính toán cụ thể.
Chưa tích nước Sông Tranh 2
Theo báo cáo của EVN và Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng về kết quả xử lý thấm và khảo sát động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2 thì đến thời điểm này, đập thủy điện đã an toàn và đủ điều kiện tích nước.
Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Công Thương thì Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến tạm thời chưa tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc tác động của lũ, động đất đến công trình.
Cũng tại buổi họp báo chiều nay, để làm rõ hơn trách nhiệm liên quan đến thủy điện Sông Tranh 2, ông Cao Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn môi trường, Bộ Công Thương cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.
"Cơ quan nào xây dựng thì phải chịu trách nhiệm và sẽ tiếp tục theo dõi những ảnh hưởng liên quan đến đập thủy điện này," ông Cao Anh Dũng nói./.
Giá điện vẫn giữ nguyên
Tại buổi họp báo công tác tháng Chín do Bộ Công Thương tổ chức chiều 1/10, ông Đặng Huy Cường giải thích, theo quyết định 24/TTg thì để điều chỉnh giá điện thì Bộ Công Thương sẽ phải tiến hành kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn đang tiến hành kiểm tra và chưa có kết quả.
Từ đầu năm 2012 thì giá điện đã được điều chỉnh hai lần, gần đây nhất ngày 1/7 thì giá điện bình quân tăng 65 đồng/kwh, tương đương 5% lên mức bình quân là 1.369 đồng mỗi kWh (chưa bao gồm VAT).
"Trong tháng Mười vẫn chưa có phương án tăng giá điện, Bộ cũng yêu cầu EVN tính toán giá thành của cả năm 2012 và tiếp đến giai đoạn 2015, sau khi có đầy đủ thì Bộ mới trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt," ông Cường cho hay.
Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), 9 tháng của năm 2012, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt trên 89,4 tỷ kWh, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Về cơ bản nguồn điện vận hành ổn định, không xảy ra sự cố lớn gây ảnh hưởng đến cung cấp điện toàn hệ thống, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân cả nước.
Cũng trong tháng Chín, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa vào vận hành 6 tổ máy với tổng công suất 1.153MW, gồm tổ máy 1 và 2 Thủy điện Kanak, tổ máy 1 và 2 Thủy điện Đồng Nai, tổ máy 5 và 6 Thủy điện Sơn La; cũng như hoàn thành đóng điện đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hòa.
Ngoài ra, trong tháng 10/2012 dự kiến sẽ có 7 tổ máy mới được đưa vào vận hành với tổng công suất 301,5 MW, bao gồm: tổ máy 1 Thủy điện Bản Chát (110MW); tổ máy 1 Thủy điện Nậm Chiến (100MW); tổ máy 1 Thủy điện Tà Thàng (30MW); tổ máy 1 Thủy điện Văn Chấn (19MW); tổ máy 1 Nhiệt điện Nông Sơn (15MW); tổ máy 1 Thủy điện Sông Giang 2 (18,5MW); tổ máy 2 Thủy điện Đăk Mi 4C (9MW).
Liên quan đến việc tăng giá than cho điện từ 15/9, ông Đặng Huy Cường cho biết, trên cơ sở tính toán thông số đầu vào các nhà máy điện của EVN thì thời gian tới việc tính chi phí sản xuất than ảnh hưởng đến giá điện còn phải dựa vào chi phí kinh doanh của EVN trong năm 2012 và liên bộ Công thương -Tài chính sẽ tính toán cụ thể.
Chưa tích nước Sông Tranh 2
Theo báo cáo của EVN và Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng về kết quả xử lý thấm và khảo sát động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2 thì đến thời điểm này, đập thủy điện đã an toàn và đủ điều kiện tích nước.
Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Công Thương thì Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến tạm thời chưa tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc tác động của lũ, động đất đến công trình.
Cũng tại buổi họp báo chiều nay, để làm rõ hơn trách nhiệm liên quan đến thủy điện Sông Tranh 2, ông Cao Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn môi trường, Bộ Công Thương cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.
"Cơ quan nào xây dựng thì phải chịu trách nhiệm và sẽ tiếp tục theo dõi những ảnh hưởng liên quan đến đập thủy điện này," ông Cao Anh Dũng nói./.
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam do EVN làm chủ đầu tư, đại diện Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án thủy điện 3, tư vấn thiết kế là Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1, tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật là Liên danh Nippon Koei - J.Power (Nhật Bản), tổng thầu thi công là Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 4. Công trình có công suất lắp máy 190 MW (02 tổ máy), dung tích hồ chứa 730 triệu m3, kết cấu đập là bê tông trọng lực sử dụng công nghệ đầm lăn; chiều cao lớn nhất của đập dâng là 96m. Công trình được khởi công xây dựng ngày 05/3/2006. Ngày 29/11/2010 công trình được tích nước đợt 1 đến cao trình ngưỡng tràn 161m. Ngày 19/10/2011, công trình được tích nước đợt 2 đến cao trình mực nước dâng bình thường 175m. |
Đức Duy (Vietnam+)