Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng chính phủ tham gia ý kiến về đề xuất miễn thuế nhập khẩu xe buýt của Bộ Giao thông-Vân tải. Theo đó, xe buýt nhập khẩu để vận tải hành khách công cộng không thuộc diện được miễn thuế.
Theo Bộ Tài chính, pháp luật về thuế xuất nhập khẩu hiện chỉ quy định việc áp dụng miễn thuế nhập khẩu với phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận, được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các dự án khuyến khích đầu tư.
Một số trường hợp cũng được miễn thuế khác như: dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA, của doanh nghiệp BOT, cơ sở đóng tàu, phụ vụ hoạt động dầu khí hoặc sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học.
So sánh với những quy định này, xe buýt hoàn toàn không nằm trong diện được miễn thuế nhập khẩu.
Đưa ra lý do khác, Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc miễn thuế nhập khẩu xe buýt nguyên chiếc sẽ làm ảnh hưởng tới sản xuất, lắp ráp của các công ty trong nước và không khuyến khích ngành ôtô phát triển.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 87/2010, nếu đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thì Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ xem xét. Ngoài ra, Bộ Giao thông-Vận tải cũng chưa nêu rõ số lượng, trị giá xe buýt, phụ tùng trong giai đoạn từ 2012 đến 2015.
Do vậy, Bộ Tài chính đưa ra ý kiến, Bộ Giao thông Vận tải cần cung cấp thêm thông tin (giá trị xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp…) để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Trước đó, theo ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, việc giảm thuế nhập khẩu đối với xe và phụ tùng xe buýt trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là nhằm phát triển hệ thống giao công cộng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, theo quy định tại Thông tư 157/2011 và biểu thuế chi tiết của Bộ Tài chính thì thuế nhập khẩu ưu đãi được áp đối với xe buýt nhập khẩu nguyên chiếc là 70%, với phụ tùng và thiết bị xe là 10-32%.
Theo Bộ Tài chính, pháp luật về thuế xuất nhập khẩu hiện chỉ quy định việc áp dụng miễn thuế nhập khẩu với phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận, được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của các dự án khuyến khích đầu tư.
Một số trường hợp cũng được miễn thuế khác như: dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA, của doanh nghiệp BOT, cơ sở đóng tàu, phụ vụ hoạt động dầu khí hoặc sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học.
So sánh với những quy định này, xe buýt hoàn toàn không nằm trong diện được miễn thuế nhập khẩu.
Đưa ra lý do khác, Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc miễn thuế nhập khẩu xe buýt nguyên chiếc sẽ làm ảnh hưởng tới sản xuất, lắp ráp của các công ty trong nước và không khuyến khích ngành ôtô phát triển.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 87/2010, nếu đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thì Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ xem xét. Ngoài ra, Bộ Giao thông-Vận tải cũng chưa nêu rõ số lượng, trị giá xe buýt, phụ tùng trong giai đoạn từ 2012 đến 2015.
Do vậy, Bộ Tài chính đưa ra ý kiến, Bộ Giao thông Vận tải cần cung cấp thêm thông tin (giá trị xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp…) để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Trước đó, theo ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải, việc giảm thuế nhập khẩu đối với xe và phụ tùng xe buýt trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là nhằm phát triển hệ thống giao công cộng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, theo quy định tại Thông tư 157/2011 và biểu thuế chi tiết của Bộ Tài chính thì thuế nhập khẩu ưu đãi được áp đối với xe buýt nhập khẩu nguyên chiếc là 70%, với phụ tùng và thiết bị xe là 10-32%.
X.Dũng (Vietnam+)