Ngoại trưởng Bosnia-Herzegovina, ông Sven Alkalai đã thông báo kế hoạch của liên bang này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) trong vòng bốn năm và gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trong 10 năm tới.
Phát biểu tại hội nghị chính trị khu vực Balkan tổ chức tại Slovenia trong hai ngày 29-30/8, Ngoại trưởng Alkalai đã trình bày kế hoạch nói trên và khẳng định việc gia nhập NATO cùng EU đóng vai trò tối quan trọng đối với việc duy trì ổn định và an ninh tại Bosnia-Herzegovina cũng như trong toàn khu vực Balkan nói chung, đồng thời góp phần để Bosnia-Herzegovina bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Năm 1992, sau khi tuyên bố tách khỏi Liên bang Nam Tư, Bosnia-Herzegovina đã rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài đến năm 1995 giữa ba cộng đồng Hồi giáo, Serbia và Croatia tạo thành liên bang mới này.
Bosnia-Herzegovina hiện gồm Liên bang Hồi giáo-Croatia và Cộng hòa Serbia, nhưng người gốc Serbia tại đây lại không ủng hộ và đòi tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về triển vọng Bosnia-Herzegovina gia nhập NATO.
Cuộc trưng cầu dư luận xã hội mới đây do Hãng Prime Communications tiến hành đã cho kết quả 76% số ý kiến ủng hộ Bosnia-Herzegovina gia nhập NATO trong khi số ý kiến phản đối là 8,5% và số ý kiến không dứt khoát phản đối hay ủng hộ là 12,5%.
Tại Cộng hòa Serbia thuộc Bosnia-Herzegovina có 47% số ý kiến phản đối NATO trong khi số ý kiến ủng hộ chỉ là 22,9%.
Trong số chín nước khu vực Balkan, Slovenia, Bulgaria, Rumani, Croatia và Albania đã gia nhập NATO, Mongtenegro đã tham gia "Chương trình hành động thành viên" (MAP) để chuẩn bị gia nhập NATO, còn Serbia, Macedonia và Bosnia-Herzegovina vẫn nằm ngoài tổ chức quân sự này./.
Phát biểu tại hội nghị chính trị khu vực Balkan tổ chức tại Slovenia trong hai ngày 29-30/8, Ngoại trưởng Alkalai đã trình bày kế hoạch nói trên và khẳng định việc gia nhập NATO cùng EU đóng vai trò tối quan trọng đối với việc duy trì ổn định và an ninh tại Bosnia-Herzegovina cũng như trong toàn khu vực Balkan nói chung, đồng thời góp phần để Bosnia-Herzegovina bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Năm 1992, sau khi tuyên bố tách khỏi Liên bang Nam Tư, Bosnia-Herzegovina đã rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài đến năm 1995 giữa ba cộng đồng Hồi giáo, Serbia và Croatia tạo thành liên bang mới này.
Bosnia-Herzegovina hiện gồm Liên bang Hồi giáo-Croatia và Cộng hòa Serbia, nhưng người gốc Serbia tại đây lại không ủng hộ và đòi tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về triển vọng Bosnia-Herzegovina gia nhập NATO.
Cuộc trưng cầu dư luận xã hội mới đây do Hãng Prime Communications tiến hành đã cho kết quả 76% số ý kiến ủng hộ Bosnia-Herzegovina gia nhập NATO trong khi số ý kiến phản đối là 8,5% và số ý kiến không dứt khoát phản đối hay ủng hộ là 12,5%.
Tại Cộng hòa Serbia thuộc Bosnia-Herzegovina có 47% số ý kiến phản đối NATO trong khi số ý kiến ủng hộ chỉ là 22,9%.
Trong số chín nước khu vực Balkan, Slovenia, Bulgaria, Rumani, Croatia và Albania đã gia nhập NATO, Mongtenegro đã tham gia "Chương trình hành động thành viên" (MAP) để chuẩn bị gia nhập NATO, còn Serbia, Macedonia và Bosnia-Herzegovina vẫn nằm ngoài tổ chức quân sự này./.
(TTXVN/Vietnam+)