Chính phủ Brazil ngày 6/12 đã công bố kế hoạch đầu tư lên tới 54,2 tỷ real (khoảng 27 tỷ USD) để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cảng nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phát biểu tại lễ công bố, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cho biết, chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia chương trình trên nhằm nâng hiệu quả hoạt động của các cảng biển, cảng sông và cảng hồ. Điều này sẽ giúp tăng sản xuất cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng.
Khoảng 95% hàng hóa xuất nhập khẩu của Brazil được thực hiện qua hệ thống cảng.
Quốc vụ khanh phụ trách cảng, ông Leônidas Cristino, nêu rõ mục tiêu của chương trình là giảm thời gian bốc dỡ tại 18 cảng chính của nước này, trong đó có các cảng Santos (là cảng lớn nhất Mỹ Latinh về giá trị hàng hóa bốc dỡ), Rio de Janeiro, Paranagua, Porto Alegre, Espiritu Santo, Itaqui, Pecem và Suape.
Khoản đầu tư trên chưa bao gồm 2,6 tỷ real (1,3 tỷ USD) đầu tư vào những tuyến đường sông, đường bộ và đường sắt tới các cảng được nâng cấp.
Brazil là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới các sản phẩm nông sản và chăn nuôi như thịt gà, đường, càphê, trái cây có múi và ngũ cốc.
Ngoài ra nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này còn là nguồn cung cấp quặng sắt quan trọng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những hạn chế về cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Trước đó, trong tháng Tám, chính phủ Brazil đã công bố kế hoạch thu hút 66,5 tỷ USD đầu tư tư nhân trong 25 năm tới cho hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt./.
Phát biểu tại lễ công bố, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cho biết, chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia chương trình trên nhằm nâng hiệu quả hoạt động của các cảng biển, cảng sông và cảng hồ. Điều này sẽ giúp tăng sản xuất cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và hàng xuất khẩu nói riêng.
Khoảng 95% hàng hóa xuất nhập khẩu của Brazil được thực hiện qua hệ thống cảng.
Quốc vụ khanh phụ trách cảng, ông Leônidas Cristino, nêu rõ mục tiêu của chương trình là giảm thời gian bốc dỡ tại 18 cảng chính của nước này, trong đó có các cảng Santos (là cảng lớn nhất Mỹ Latinh về giá trị hàng hóa bốc dỡ), Rio de Janeiro, Paranagua, Porto Alegre, Espiritu Santo, Itaqui, Pecem và Suape.
Khoản đầu tư trên chưa bao gồm 2,6 tỷ real (1,3 tỷ USD) đầu tư vào những tuyến đường sông, đường bộ và đường sắt tới các cảng được nâng cấp.
Brazil là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới các sản phẩm nông sản và chăn nuôi như thịt gà, đường, càphê, trái cây có múi và ngũ cốc.
Ngoài ra nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này còn là nguồn cung cấp quặng sắt quan trọng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những hạn chế về cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Trước đó, trong tháng Tám, chính phủ Brazil đã công bố kế hoạch thu hút 66,5 tỷ USD đầu tư tư nhân trong 25 năm tới cho hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)