Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega cuối tuần qua cho biết nước này sẽ cắt giảm chi tiêu ngân sách 15 tỷ real (6,65 tỷ USD) năm nay, nhằm cân bằng ngân sách và đạt mục tiêu nâng thặng dư tài chính lên 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Ông Mantega cho biết ngân sách cấp cho các bộ ngành thuộc chính phủ, trong đó bao gồm các ngành du lịch, hoạt động mua sắm thiết bị, dịch vụ và cho thuê, sẽ bị cắt giảm nhưng sẽ không “đụng chạm" đến các chương trình xã hội.
Kế hoạch cắt giảm ngân sách được đưa ra vài ngày trước cuộc họp của Ủy ban Chính sách Tiền tệ thuộc Ngân hàng trung ương Brazil dự kiến tổ chức vào ngày 10/7, trong đó sẽ thông báo lãi suất cơ bản mới tại nước này. Lãi suất hiện nay ở Brazil là 8%.
Việc cân bằng ngân sách quốc gia được coi là vấn đề ưu tiên đối với Brazil trong bối cảnh các nguồn vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi đang bị thu hẹp.
Kinh tế Brazil đã tăng trưởng yếu với lạm phát gia tăng trong hai năm qua. Trong tháng trước, người dân Brazil đã biểu tình đòi nâng cao chất lượng và giảm giá một số dịch vụ công, và yêu cầu chấm dứt tình trạng tham nhũng đang diễn ra tràn lan./.
Ông Mantega cho biết ngân sách cấp cho các bộ ngành thuộc chính phủ, trong đó bao gồm các ngành du lịch, hoạt động mua sắm thiết bị, dịch vụ và cho thuê, sẽ bị cắt giảm nhưng sẽ không “đụng chạm" đến các chương trình xã hội.
Kế hoạch cắt giảm ngân sách được đưa ra vài ngày trước cuộc họp của Ủy ban Chính sách Tiền tệ thuộc Ngân hàng trung ương Brazil dự kiến tổ chức vào ngày 10/7, trong đó sẽ thông báo lãi suất cơ bản mới tại nước này. Lãi suất hiện nay ở Brazil là 8%.
Việc cân bằng ngân sách quốc gia được coi là vấn đề ưu tiên đối với Brazil trong bối cảnh các nguồn vốn chảy vào các nền kinh tế mới nổi đang bị thu hẹp.
Kinh tế Brazil đã tăng trưởng yếu với lạm phát gia tăng trong hai năm qua. Trong tháng trước, người dân Brazil đã biểu tình đòi nâng cao chất lượng và giảm giá một số dịch vụ công, và yêu cầu chấm dứt tình trạng tham nhũng đang diễn ra tràn lan./.
Linh Đào (TTXVN)