Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia Ahmad Shabery Cheek cho biết Khu liên hợp thể thao quốc gia Bukit Jalil và các khu vực lân cận sẽ được chuyển thành một thành phố thể thao.
Đề xuất về việc này đã được Bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia gửi lên Đơn vị hoạch định kinh tế (EPU) thuộc Văn phòng thủ tướng.
Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, những người đam mê thể thao đến Bukit Jalil không chỉ được xem các sự kiện thể thao, mà còn có thể mua sắm các dụng cụ thể dục-thể thao.
Cũng theo ông Ahmad Shabery, đề xuất này phù hợp với những mong ước của Bộ Thanh niên và Thể thao muốn biến thể thao thành một ngành công nghiệp. Theo đó, Bukit Jalil không còn là nơi chỉ có các sân vận động mà còn là một trung tâm đầu mối cung cấp các dịch vụ và dụng cụ liên quan đến thể thao.
Ngoài sân vận động, một số cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cũng sẽ được xây dựng, đặc biệt là các khách sạn, để phục vụ cho khách du lịch và những người hâm mộ thể thao.
Tại Malaysia, sân vận động được coi như là một khu quản lý hành chính mà không tạo ra bất kỳ khoản thu nhập nào. Trong khi đó ở các nước, như sân Old Trafford của Câu lạc bộ Manchester United, còn có một khu vực mua sắm.
Ông Shabery cho biết ba trận giao hữu giữa Malaysia với các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng ở giải Ngoại hạng tiếng Anh, gồm Arsenal, Liverpool và Chelsea, là một ví dụ tốt về cơ hội kinh doanh vì ước tính khoảng 234.000 người hâm mộ đã đến sân Bukit Jalil. Nếu mỗi người chi khoảng 200 RM để đi lại, mua đồ ăn, vé và quà lưu niệm thì đã đóng góp 50 triệu RM cho nền kinh tế.
Ông hy vọng sau khi Luật Học viện thể thao quốc gia và Hội đồng sân vận động được chỉnh sửa, nó sẽ mở đường cho các tổ chức kinh doanh sử dụng các cơ sở phục vụ thể thao để kinh doanh nhằm đóng góp thêm cho nền kinh tế Malaysia./.
Đề xuất về việc này đã được Bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia gửi lên Đơn vị hoạch định kinh tế (EPU) thuộc Văn phòng thủ tướng.
Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, những người đam mê thể thao đến Bukit Jalil không chỉ được xem các sự kiện thể thao, mà còn có thể mua sắm các dụng cụ thể dục-thể thao.
Cũng theo ông Ahmad Shabery, đề xuất này phù hợp với những mong ước của Bộ Thanh niên và Thể thao muốn biến thể thao thành một ngành công nghiệp. Theo đó, Bukit Jalil không còn là nơi chỉ có các sân vận động mà còn là một trung tâm đầu mối cung cấp các dịch vụ và dụng cụ liên quan đến thể thao.
Ngoài sân vận động, một số cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cũng sẽ được xây dựng, đặc biệt là các khách sạn, để phục vụ cho khách du lịch và những người hâm mộ thể thao.
Tại Malaysia, sân vận động được coi như là một khu quản lý hành chính mà không tạo ra bất kỳ khoản thu nhập nào. Trong khi đó ở các nước, như sân Old Trafford của Câu lạc bộ Manchester United, còn có một khu vực mua sắm.
Ông Shabery cho biết ba trận giao hữu giữa Malaysia với các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng ở giải Ngoại hạng tiếng Anh, gồm Arsenal, Liverpool và Chelsea, là một ví dụ tốt về cơ hội kinh doanh vì ước tính khoảng 234.000 người hâm mộ đã đến sân Bukit Jalil. Nếu mỗi người chi khoảng 200 RM để đi lại, mua đồ ăn, vé và quà lưu niệm thì đã đóng góp 50 triệu RM cho nền kinh tế.
Ông hy vọng sau khi Luật Học viện thể thao quốc gia và Hội đồng sân vận động được chỉnh sửa, nó sẽ mở đường cho các tổ chức kinh doanh sử dụng các cơ sở phục vụ thể thao để kinh doanh nhằm đóng góp thêm cho nền kinh tế Malaysia./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)