Bùng nổ cuộc chiến "thịt bò" giữa Mỹ và Liên minh châu Âu

Ngày 22/12, Washington dọa sẽ áp đặt lại các khoản thuế với hàng hóa nhập khẩu từ EU nhằm đáp trả việc Brussels duy trì lệnh cấm nhập khẩu thịt bò được nuôi bằng thức ăn có chứa hormone.
Bùng nổ cuộc chiến "thịt bò" giữa Mỹ và Liên minh châu Âu ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: meltingbutter.com)

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới thịt bò nhập khẩu có dấu hiệu bùng phát trở lại.

Ngày 22/12, Washington đe dọa sẽ áp đặt lại các khoản thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU nhằm đáp trả việc Brussels tiếp tục duy trì lệnh cấm nhập khẩu thịt bò được nuôi bằng thức ăn có chứa hormone tăng trưởng hàm lượng cao của Mỹ.

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cho hay những quy định khắt khe của EU đã ngăn cản người tiêu dùng châu Âu tiếp cận với sản phẩm thịt bò chất lượng cao, giá rẻ của Mỹ.

Theo ông, bước đi tiếp theo của Washington là áp thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ EU.

Quyết định trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán về Hiệp định Đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và EU rơi vào bế tắc và nhiều khả năng không được thông qua.

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, EU đã cấm nhập khẩu thịt bò từ Mỹ và Canada với lý do bò được nuôi bằng thức ăn chứa hormone tăng trưởng có thể đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Đến năm 1998, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết có lợi cho Mỹ, theo đó nhấn mạnh việc EU cấm nhập khẩu thịt bò từ Mỹ là không cơ sở khoa học và đã vi phạm những quy định của tổ chức này.

Động thái này đã mở đường cho loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và Canada đối với EU.

Đến năm 2009, cuộc chiến "thịt bò" giữa Mỹ và EU đã được thu xếp thông qua một thỏa thuận, theo đó 27 nước thành viên EU sẽ vẫn duy trì lệnh cấm nhập khẩu thịt bò có chứa hormone tăng trưởng, đổi lại Washington sẽ dần dỡ bỏ lệnh trừng phạt và EU sẽ tăng mạnh hạn ngạch nhập khẩu thịt bò không chứa hormone tăng trưởng được miễn thuế.

Đến tháng 5/2011, Mỹ đã dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với toàn bộ thực phẩm cao cấp từ châu Âu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.