Ngày 14/12, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cảnh báo châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với thách thức lớn về dân số, đe dọa sự phát triển của khu vực. Để đối phó hiệu quả với khó khăn này, các nước cần phổ cập dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Kết thúc Hội nghị về những thách thức về dân số ở châu Á-Thái Bình Dương tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, hơn 150 chuyên gia dân số Liên hợp quốc và châu Á đã thảo luận các chiến lược để phổ cập các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và các nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt đối với người nghèo.
Hội đồng quốc tế quản lý các chương trình dân số lưu ý rằng trong khi châu Á-Thái Bình Dương đạt được tiến bộ lớn trong việc cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nhiều nước trong khu vực vẫn tụt hậu.
Do dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình chưa được phổ cập rộng rãi, cùng với xung đột và ảnh hưởng tôn giáo, tỷ lệ không sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như các nhu cầu chưa được đáp ứng về dịch vụ này vẫn cao. Ngay cả ở các nước đi đầu về giảm mạnh tỷ lệ sinh đẻ, bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình vẫn tồn tại và cần phải khắc phục.
Các chuyên gia dân số Liên hợp quốc và khu vực cho rằng châu Á-Thái Bình Dương chưa coi trọng tác động của kế hoạch hóa gia đình đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Vì vậy, các nước trong khu vực cần thúc đẩy giao lưu văn hóa để cộng đồng dân cư thay đổi cách hành xử nhạy cảm về giới nhằm tạo ra nhu cầu về các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, kết hợp với việc đảm bảo tiếp cận bình đẳng về thông tin và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng đối với tất cả mọi người, không phân biệt giới, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, sắc tộc và tôn giáo.
Các nghiên cứu mới nhất trong khu vực khẳng định đáp ứng các nhu cầu sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đã đẩy nhanh tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trong thập kỷ qua.
Hội nghị đã nhất trí thông qua "Lời kêu gọi châu Á-Thái Bình Dương hành động để phổ cập kế hoạch hóa gia đình," trong đó kêu gọi các chính phủ trong khu vực đặt lại công tác này vào chương trình phát triển quốc gia, dành nguồn lực tài chính tương xứng để thúc đẩy các dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, tăng cường hợp tác với các đối tác, đặc biệt là các tôn giáo để các thông tin và các dịch vụ này tới được tất cả mọi người./.
Kết thúc Hội nghị về những thách thức về dân số ở châu Á-Thái Bình Dương tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, hơn 150 chuyên gia dân số Liên hợp quốc và châu Á đã thảo luận các chiến lược để phổ cập các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và các nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt đối với người nghèo.
Hội đồng quốc tế quản lý các chương trình dân số lưu ý rằng trong khi châu Á-Thái Bình Dương đạt được tiến bộ lớn trong việc cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nhiều nước trong khu vực vẫn tụt hậu.
Do dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình chưa được phổ cập rộng rãi, cùng với xung đột và ảnh hưởng tôn giáo, tỷ lệ không sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như các nhu cầu chưa được đáp ứng về dịch vụ này vẫn cao. Ngay cả ở các nước đi đầu về giảm mạnh tỷ lệ sinh đẻ, bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình vẫn tồn tại và cần phải khắc phục.
Các chuyên gia dân số Liên hợp quốc và khu vực cho rằng châu Á-Thái Bình Dương chưa coi trọng tác động của kế hoạch hóa gia đình đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.
Vì vậy, các nước trong khu vực cần thúc đẩy giao lưu văn hóa để cộng đồng dân cư thay đổi cách hành xử nhạy cảm về giới nhằm tạo ra nhu cầu về các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, kết hợp với việc đảm bảo tiếp cận bình đẳng về thông tin và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng đối với tất cả mọi người, không phân biệt giới, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, sắc tộc và tôn giáo.
Các nghiên cứu mới nhất trong khu vực khẳng định đáp ứng các nhu cầu sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đã đẩy nhanh tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trong thập kỷ qua.
Hội nghị đã nhất trí thông qua "Lời kêu gọi châu Á-Thái Bình Dương hành động để phổ cập kế hoạch hóa gia đình," trong đó kêu gọi các chính phủ trong khu vực đặt lại công tác này vào chương trình phát triển quốc gia, dành nguồn lực tài chính tương xứng để thúc đẩy các dịch vụ sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, tăng cường hợp tác với các đối tác, đặc biệt là các tôn giáo để các thông tin và các dịch vụ này tới được tất cả mọi người./.
(TTXVN/Vietnam+)