Việt Nam đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số do tỷ lệ sinh tăng cao đột biến trong năm 2012 - năm được nhiều người dân cho là năm đẹp để sinh con.
Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam rất khó có thể đạt được chỉ tiêu giảm sinh và đang phải đối mặt với tỷ số sinh tăng vọt trong năm rồng.
Năm tháng, hơn nửa triệu "rồng con" ra đời
Thống kê của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, tổng số trẻ em sinh ra là 516.169 trẻ; so với cùng kỳ năm 2011 tăng 13,5% (hơn 61.000 trẻ).
Đáng lưu ý, số trẻ sinh ra tăng đồng đều và dải khắp ở hầu hết các địa phương. Chỉ có ba trong tổng số 63 tỉnh, thành phố có số trẻ sinh ra giảm so với cùng kỳ năm 2011 là Đồng Tháp, Gia Lai và Tây Ninh.
Ông Tân cho hay, trong ba năm gần đây các chỉ tiêu về dân số của Việt Nam đều đạt và vượt, kiểm soát được mức sinh. Tuy nhiên, kịch bản của năm 2012 đã bị phá vỡ khi tỷ số sinh tăng lên đến 13,5% so với năm ngoái, trong đó đáng báo động là số trẻ sinh là con thứ ba tăng lên nhiều.
Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2012, số trẻ em sinh ra và số trẻ em là con thứ ba trở lên đều tăng mạnh so với cùng kỳ ở hầu hết các tỉnh, thành phố, dự báo khó có thể đạt được chỉ tiêu giảm sinh Quốc hội giao năm 2012.
Trong năm tháng qua, số trẻ em sinh ra là con thứ ba trở lên là gần 50.000 trẻ, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2011.
Nông thôn tới thành thị đều "ham con"
Lý giải về nguyên nhân tỷ suất sinh tăng vọt trong năm qua, ông Tân cho hay, do tâm lý người dân quan niệm sinh con năm rồng, đặc biệt năm Nhâm Thìn 2012 - "rồng vàng” là tốt nên nhiều vợ chồng trẻ ráo riết muốn có một chú rồng nhỏ trong nhà. Chính điều đó đã khiến cả nước đứng trước nguy cơ tăng sinh đột biến trong năm nay.
Nhiều cuộc khảo sát đã cho thấy, các gia đình khá giả ở nông thôn họ sinh nhiều con do quan niệm "đông con nhiều cháu cho vui cửa vui nhà” đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Điều đó đẩy tình trạng sinh con thứ ba và mất cân bằng giới khi sinh thêm trầm trọng.
Tuy nhiên, thực trạng sinh nhiều con không chỉ phổ biến ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - nơi người dân ít được truyền thông, ít có cơ hội tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản - mà tình trạng "ham con" cũng diễn ra ngay tại Thủ đô.
Theo thống kê của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, 6 tháng đầu năm, tổng số con thứ ba trở lên ở Hà Nội là gần 4.000 trẻ, tăng hơn 900 trẻ so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo nửa cuối năm 2012 sức ép về số sinh và tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội sẽ càng khủng khiếp hơn. Bởi thời điểm cuối năm luôn được coi là mùa sinh, nhất là cuối năm Nhâm Thìn này.
Gánh nặng xã hội
Theo ông Tân, việc gia tăng nhanh số trẻ sinh ra trong năm rồng thực sự là điều khó khăn, thách thức khi nhiều chỉ tiêu về dân số không đạt. Điển hình là kịch bản kiểm soát được mức sinh trong nhiều năm qua đã bị phá vỡ, mất cân bằng giới tính khi sinh càng trầm trọng.
Việc chạy đua sinh con gây áp lực lớn cho xã hội. Trước hết là ngành y tế quá tải, do có quá nhiều sản phụ đến khám, đến sinh.
Thêm vào đó, số trẻ sinh ra cần chăm sóc dinh dưỡng, tiêm chủng, chăm sóc nhi khoa... cũng sẽ khó khăn do tỷ lệ trẻ sinh ra tăng đột biến.
Do vậy mục tiêu ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số chắc chắn sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề khó giải quyết hơn./.
Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam rất khó có thể đạt được chỉ tiêu giảm sinh và đang phải đối mặt với tỷ số sinh tăng vọt trong năm rồng.
Năm tháng, hơn nửa triệu "rồng con" ra đời
Thống kê của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, tổng số trẻ em sinh ra là 516.169 trẻ; so với cùng kỳ năm 2011 tăng 13,5% (hơn 61.000 trẻ).
Đáng lưu ý, số trẻ sinh ra tăng đồng đều và dải khắp ở hầu hết các địa phương. Chỉ có ba trong tổng số 63 tỉnh, thành phố có số trẻ sinh ra giảm so với cùng kỳ năm 2011 là Đồng Tháp, Gia Lai và Tây Ninh.
Ông Tân cho hay, trong ba năm gần đây các chỉ tiêu về dân số của Việt Nam đều đạt và vượt, kiểm soát được mức sinh. Tuy nhiên, kịch bản của năm 2012 đã bị phá vỡ khi tỷ số sinh tăng lên đến 13,5% so với năm ngoái, trong đó đáng báo động là số trẻ sinh là con thứ ba tăng lên nhiều.
Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2012, số trẻ em sinh ra và số trẻ em là con thứ ba trở lên đều tăng mạnh so với cùng kỳ ở hầu hết các tỉnh, thành phố, dự báo khó có thể đạt được chỉ tiêu giảm sinh Quốc hội giao năm 2012.
Trong năm tháng qua, số trẻ em sinh ra là con thứ ba trở lên là gần 50.000 trẻ, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2011.
Nông thôn tới thành thị đều "ham con"
Lý giải về nguyên nhân tỷ suất sinh tăng vọt trong năm qua, ông Tân cho hay, do tâm lý người dân quan niệm sinh con năm rồng, đặc biệt năm Nhâm Thìn 2012 - "rồng vàng” là tốt nên nhiều vợ chồng trẻ ráo riết muốn có một chú rồng nhỏ trong nhà. Chính điều đó đã khiến cả nước đứng trước nguy cơ tăng sinh đột biến trong năm nay.
Nhiều cuộc khảo sát đã cho thấy, các gia đình khá giả ở nông thôn họ sinh nhiều con do quan niệm "đông con nhiều cháu cho vui cửa vui nhà” đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Điều đó đẩy tình trạng sinh con thứ ba và mất cân bằng giới khi sinh thêm trầm trọng.
Tuy nhiên, thực trạng sinh nhiều con không chỉ phổ biến ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa - nơi người dân ít được truyền thông, ít có cơ hội tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản - mà tình trạng "ham con" cũng diễn ra ngay tại Thủ đô.
Theo thống kê của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, 6 tháng đầu năm, tổng số con thứ ba trở lên ở Hà Nội là gần 4.000 trẻ, tăng hơn 900 trẻ so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo nửa cuối năm 2012 sức ép về số sinh và tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội sẽ càng khủng khiếp hơn. Bởi thời điểm cuối năm luôn được coi là mùa sinh, nhất là cuối năm Nhâm Thìn này.
Gánh nặng xã hội
Theo ông Tân, việc gia tăng nhanh số trẻ sinh ra trong năm rồng thực sự là điều khó khăn, thách thức khi nhiều chỉ tiêu về dân số không đạt. Điển hình là kịch bản kiểm soát được mức sinh trong nhiều năm qua đã bị phá vỡ, mất cân bằng giới tính khi sinh càng trầm trọng.
Việc chạy đua sinh con gây áp lực lớn cho xã hội. Trước hết là ngành y tế quá tải, do có quá nhiều sản phụ đến khám, đến sinh.
Thêm vào đó, số trẻ sinh ra cần chăm sóc dinh dưỡng, tiêm chủng, chăm sóc nhi khoa... cũng sẽ khó khăn do tỷ lệ trẻ sinh ra tăng đột biến.
Do vậy mục tiêu ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số chắc chắn sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề khó giải quyết hơn./.
Thùy Giang (Vietnam+)