Ngày 19/6 đã đánh dấu mốc quan trọng đối với đất nước Afghanistan sau gần 12 năm xung đột triền miên, khi lực lượng an ninh Afghanistan chính thức tiếp quản nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên toàn quốc từ tay lực lượng Liên quân, do Mỹ đứng đầu.
Phát biểu tại lễ “nhận bàn giao,” Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nói rằng đây là một thời khắc lịch sử đối với đất nước Afghanistan. Từ ngày 19/6, tất cả các hoạt động an ninh sẽ nằm trong tay các lực lượng an ninh Afghanistan.
Ngay sau lễ nhận “bàn giao,” các vụ đánh bom vẫn diễn ra tại thủ đô Kabul, một “điềm báo” rằng duy trì an ninh và ổn định tại Afghanistan vẫn là một nhiệm vụ vô cùng cam go.
Tuy nhiên, việc người Afghanistan tự đảm trách an ninh và vận mình của đất nước là một sứ mạng cao cả, để khẳng định mình hôm nay và mai sau.
Mười năm trước đây, Afghanistan không có lực lượng an ninh quốc gia và cách đây 5 năm Afghanistan chỉ có một lực lượng mỏng manh song hiện nay nước này đã có một lực lượng tương đối hùng hậu, với 350.000 binh sỹ binh quân đội và cảnh sát được đào tạo về cơ bản.
[Mỹ hoan nghênh Afghanistan tự đảm trách an ninh]
Cho đến nay, các lực lượng an ninh Afghanistan chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh tại 312 quận trên toàn quốc, nơi có gần 30 triệu người, chiếm 80% dân số Afghanistan sinh sống.
Sau khi bàn giao, họ sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh tại tất cả 403 quận của 34 tỉnh trên toàn quốc; các lực lượng an ninh Afghanistan cho đến nay đã tiến hành khoảng 90% chiến dịch quân sự trên cả nước.
Bên cạnh các lực lượng an ninh Afghanistan có sự hỗ trợ, bọc lót, thậm chí đi đầu của các lực lượng liên quân, nhưng dù sao đây là một nỗ lực lớn của Chính phủ, nhân dân Afghanistan và sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Theo kế hoạch bàn giao, vào cuối năm nay, lực lượng Liên quân tại Afghanistan sẽ giảm một nửa và đến cuối năm 2014, toàn bộ lực lượng chiến đấu sẽ rút; nếu Chính phủ Afghanistan chấp nhận thì một lực lượng nhỏ hơn nhiều sẽ đến thay thế nhưng chỉ làm nhiệm vụ đào tạo và cố vấn.
Các lực lượng Liên quân sẽ tiếp tục hỗ trợ người Afghanistan tại mặt trận khi được yêu cầu, nhưng quân đội và cảnh sát Afghanistan sẽ phải chịu trách nhiệm về kế hoạch và chỉ huy các chiến dịch quân sự chống lực lượng nổi dậy.
Vào cuối năm 2014, nhiệm vụ của lực lượng NATO tại Afghanistan sẽ hoàn toàn chấm dứt, lúc đó người Afghanistan sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an ninh của đất nước mình. Hiện có khoảng 100.000 binh sỹ từ 48 nước, trong đó có 66.000 quân Mỹ đang đón tại Afghanistan.
Cùng với cột mốc quan trọng diễn ra tại Kabul, ngày 18/6, Taliban đã lập văn phòng chính trị tại Doha (thủ đô Qatar) với ý định mở cuộc đối thoại với cộng động quốc tế và các nhóm của Afghanistan về một “giải pháp hòa bình tại Afghanistan.
Phát biểu khi tham dự hội nghị G-8 tại Bắc Ireland ngày 18/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá sự kiện này là bước đi quan trọng đầu tiên tiến tới hòa hợp tại Afghanistan, mặc dù mới chỉ là bước đi rất sơ bộ và sẽ còn muôn vàn khó khăn ở phía trước.
Theo nhận định của các nhà phân tích, trong những ngày tới Mỹ và Taliban có thể ngồi vào bàn thương lượng để thảo luận cách thức chấm dứt đổ máu tại Afghanistan. Các quan chức Mỹ và Taliban đã tiết lộ rằng cuộc gặp chính thức giữa hai bên sẽ diễn ra tại Doha ngay trong tuần này.
Tổng thống Karzai cũng khẳng định sẽ cử phái đoàn tới Doha và hy vọng sẽ bắt đầu đàm phán với Taliban càng sớm càng tốt. Nếu mọi sự tiến triển như mong đợi thì trong vòng một tuần sẽ diễn ra hai sự kiện quan trọng liên quan đến vận mệnh Afghanistan.
“Vạn sự khởi đầu nan,” khởi xướng một tiến trình hòa bình đã là điều khó khăn, triển khai thực hiện ý tưởng đó còn khó khăn hơn.
Song dư luận hy vọng bước đi đầu tiên sẽ đưa Afghanistan ra khỏi cảnh “nồi da nấu thịt” mang lại ổn định, an ninh và thịnh vượng cho đất nước nam Á đã phải chịu nhiều khổ đau này./.
Phát biểu tại lễ “nhận bàn giao,” Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nói rằng đây là một thời khắc lịch sử đối với đất nước Afghanistan. Từ ngày 19/6, tất cả các hoạt động an ninh sẽ nằm trong tay các lực lượng an ninh Afghanistan.
Ngay sau lễ nhận “bàn giao,” các vụ đánh bom vẫn diễn ra tại thủ đô Kabul, một “điềm báo” rằng duy trì an ninh và ổn định tại Afghanistan vẫn là một nhiệm vụ vô cùng cam go.
Tuy nhiên, việc người Afghanistan tự đảm trách an ninh và vận mình của đất nước là một sứ mạng cao cả, để khẳng định mình hôm nay và mai sau.
Mười năm trước đây, Afghanistan không có lực lượng an ninh quốc gia và cách đây 5 năm Afghanistan chỉ có một lực lượng mỏng manh song hiện nay nước này đã có một lực lượng tương đối hùng hậu, với 350.000 binh sỹ binh quân đội và cảnh sát được đào tạo về cơ bản.
[Mỹ hoan nghênh Afghanistan tự đảm trách an ninh]
Cho đến nay, các lực lượng an ninh Afghanistan chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh tại 312 quận trên toàn quốc, nơi có gần 30 triệu người, chiếm 80% dân số Afghanistan sinh sống.
Sau khi bàn giao, họ sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh tại tất cả 403 quận của 34 tỉnh trên toàn quốc; các lực lượng an ninh Afghanistan cho đến nay đã tiến hành khoảng 90% chiến dịch quân sự trên cả nước.
Bên cạnh các lực lượng an ninh Afghanistan có sự hỗ trợ, bọc lót, thậm chí đi đầu của các lực lượng liên quân, nhưng dù sao đây là một nỗ lực lớn của Chính phủ, nhân dân Afghanistan và sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Theo kế hoạch bàn giao, vào cuối năm nay, lực lượng Liên quân tại Afghanistan sẽ giảm một nửa và đến cuối năm 2014, toàn bộ lực lượng chiến đấu sẽ rút; nếu Chính phủ Afghanistan chấp nhận thì một lực lượng nhỏ hơn nhiều sẽ đến thay thế nhưng chỉ làm nhiệm vụ đào tạo và cố vấn.
Các lực lượng Liên quân sẽ tiếp tục hỗ trợ người Afghanistan tại mặt trận khi được yêu cầu, nhưng quân đội và cảnh sát Afghanistan sẽ phải chịu trách nhiệm về kế hoạch và chỉ huy các chiến dịch quân sự chống lực lượng nổi dậy.
Vào cuối năm 2014, nhiệm vụ của lực lượng NATO tại Afghanistan sẽ hoàn toàn chấm dứt, lúc đó người Afghanistan sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an ninh của đất nước mình. Hiện có khoảng 100.000 binh sỹ từ 48 nước, trong đó có 66.000 quân Mỹ đang đón tại Afghanistan.
Cùng với cột mốc quan trọng diễn ra tại Kabul, ngày 18/6, Taliban đã lập văn phòng chính trị tại Doha (thủ đô Qatar) với ý định mở cuộc đối thoại với cộng động quốc tế và các nhóm của Afghanistan về một “giải pháp hòa bình tại Afghanistan.
Phát biểu khi tham dự hội nghị G-8 tại Bắc Ireland ngày 18/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá sự kiện này là bước đi quan trọng đầu tiên tiến tới hòa hợp tại Afghanistan, mặc dù mới chỉ là bước đi rất sơ bộ và sẽ còn muôn vàn khó khăn ở phía trước.
Theo nhận định của các nhà phân tích, trong những ngày tới Mỹ và Taliban có thể ngồi vào bàn thương lượng để thảo luận cách thức chấm dứt đổ máu tại Afghanistan. Các quan chức Mỹ và Taliban đã tiết lộ rằng cuộc gặp chính thức giữa hai bên sẽ diễn ra tại Doha ngay trong tuần này.
Tổng thống Karzai cũng khẳng định sẽ cử phái đoàn tới Doha và hy vọng sẽ bắt đầu đàm phán với Taliban càng sớm càng tốt. Nếu mọi sự tiến triển như mong đợi thì trong vòng một tuần sẽ diễn ra hai sự kiện quan trọng liên quan đến vận mệnh Afghanistan.
“Vạn sự khởi đầu nan,” khởi xướng một tiến trình hòa bình đã là điều khó khăn, triển khai thực hiện ý tưởng đó còn khó khăn hơn.
Song dư luận hy vọng bước đi đầu tiên sẽ đưa Afghanistan ra khỏi cảnh “nồi da nấu thịt” mang lại ổn định, an ninh và thịnh vượng cho đất nước nam Á đã phải chịu nhiều khổ đau này./.
Minh Lý/New Delhi (Vietnm+)