Buồng bệnh nơi Đại tướng gắn bó hơn 1.500 ngày

Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại niềm tiếc thương vô hạn với bao người, nhất là với y bác sỹ-những người chăm sóc cận kề.
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân độinhân dân Việt Nam đã để lại niềm tiếc thương vô hạn với bao người dân Việt Nam. Với 37 y bác sỹ của Khoa chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương (Bệnh việnTrung ương quân đội 108) - những người đã gắn bó, chăm sóc tận tình với Đạitướng trong suốt hơn 1.559 ngày qua -  hằng ngày trong những năm cuối đời thì những tình cảm của họ dành cho vịđại tướng càng sâu nặng hơn hết. Hình ảnh của Đại tướng và những kỷ niệm về ôngvẫn vẹn nguyên trong trái tim mỗi người dân, mỗi y bác sỹ. Không kìm chế nổi sự xúc động, từng giọt nước mắt lăn trên má, với y tá Dương Thị Hoa, thì kỷ niệm với bác thật đặc biệt. Chị Hoa kể, chị đượcphân công nhiệm vụ chăm sóc Đại tướng từ năm 2003, đến nay đã tròn 10 năm. Nhớ về kỷ niệm ấn tượng nhất, chị Hoa chia sẻ, chị rất vinh dự được Đại tướnggợi ý đặt tên cho. Chị kể: “Do tên đệm của tôi là Thị, khi chăm sóc, Đại tướngcó gợi ý cho tôi hai cái tên là Kim Hoa và Mai Hoa để cho hay hơn. Nhưng tôi đãchọn tên Mai Hoa vì tôi nghĩ hoa Mai gắn bó với Điện Biên - nơi gắn bó nhiều vớiĐại tướng.”
Buồng bệnh nơi Đại tướng gắn bó hơn 1.500 ngày ảnh 1

Y tá Dương Thị Hoa xúc động khi kể lại những câu chuyện về Đại tướng. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Trong căn phòng bệnh tĩnh lặng, bác sỹ Đào Thị Vân Anh - tâm sự: “Ngày nào tôicũng được gặp bác, đó dường như là một sự may mắn đối với những người làm ngànhy chúng tôi, luôn được cận kề, chăm sóc bác.


Tôi không bao giờ quên được hình ảnh của một vị đại tướng khi mỗi lần tôi khámbệnh cho bác, khi còn tỉnh táo, bác bắt tay chúng tôi rất tình cảm. Đặc biệt,qua những năm tháng chăm sóc bác tôi thấy ở bác tinh thần lạc quan trong mọihoàn cảnh.”

Bác sỹ Vân Anhthổn thức: Hôm bác mất, cũng đúng là ngày trực của tôi. Mặc dù tôi cũng đã xácđịnh rằng đến một thời điểm, một phút nào đó bác sẽ ra đi nhưng khi bác ra đirồi chúng tôi vẫn không nghĩ đó là sự thật. Một cảm giác gì đó rất trống vắng,bâng khuâng không nguôi cứ trào dâng trong lồng ngực của tôi. Khi đó, chúng tôiđứng bên cạnh bác, không ai nói được điều gì.”

Điều dưỡng Nguyễn Thị Quỳnh chỉnh trang lại chiếc giường bệnh. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Có lẽ, với y tá điều dưỡng Nguyễn Thị Quỳnh - điều dưỡng chuyên xoa bóp và vận động cho bác hằng ngày, thì câu chuyện về bác với chị luônchan chứa những kỷ niệm.

Chị Quỳnh cho hay, chị được giao nhiệm vụ chăm sóc Đại tướng, mỗi ngày chị đều xoa bóp, vận động cơ thể hai lần cho Đại tướng.

Nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chị Quỳnh kể, bác rất quan tâm đến nhân viên của mình. Khi cònchưa có gia đình, qua những câu chuyện chị kể bác khuyên chị nên đi học thêm đàn,vi tính...

"Ngày nào tôi cũng phải đi thẳng lên phòng đại tướng rồi mới qua các phòng khác.Giờ khi bác đã mất rồi, nhưng thói quen đó dường như vẫn chưa thể bỏ được, mỗisáng mặc dù trong căn phòng trống nhưng hình ảnh của bác với tôi vẫn như đanghiện hữu ở nơi đây," y tá Quỳnh nghẹn ngào.

Các y bác sỹ trong kíp trực hôm Đại tướng qua đời. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Trong không khí chung cả nước tưởng nhớ về vị Tướng huyền thoại, những bước chânnhư chậm lại, nhịp sống cũng như lắng lại chậm hơn và những giọt nước mắt đãrơi…

Một số hình ảnh phóng viên Vietnam+ ghi lại buồng bệnh nơi Đại tướng nằm và độingũ y bác sỹ - những người đã tận tâm, tận lực gắn bó với Đại tướng trong nhữngnăm qua.

Khu nhà nơi Đại tướng nằm điều trị bệnh. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

 

Căn phòng bệnh nơi Đại tướng nằm.(Ảnh: T.G/Vietnam+)

Chiếc ghế và những vật dụng gắn liền với Đại tướng khi nằm viện. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Các nhân viên của Khoa chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương chỉnh trang lại giường bệnh. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Phòng khách nơi Đại tướng nằm điều trị. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Đội ngũ y bác sỹ tại Khoa chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương đã chăm sóc cho Đại tướng. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Khung cửa sổ phòng bệnh nơi Đại tướng thường ngắm ra ngoài.  (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Thùy Giang (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục