Ngày 30/8, giáo sư-tiến sỹ Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết ca ghép thận của chị Hứa Cẩm Tú tiến triển tốt, sức khỏe ổn định, bệnh nhân tự đi lại được và chuẩn bị ra viện vào tuần tới.
Trước khi mổ ghép thận thành công cho chị Hứa Cẩm Tú vào ngày 11/7, bệnh nhân được điều trị sáu tháng trước khi mổ tại Bệnh viện Trung ương Huế để lọc máu với chu kỳ 3 lần/ tuần cách nhật (tổng cộng 71 lần) và điều trị bảo tồn nội khoa như điều trị tăng huyết áp, điều trị thiếu máu, rối loạn nước, điện giải, vitamin và các điều trị khác. Bệnh nhân còn được bố trí một phòng đặc biệt, từ tiền thuốc men và ăn uống theo chế độ dinh dưỡng thích hợp do bệnh viện đài thọ 100%.
Theo giáo sư-tiến sỹ Bùi Đức Phú, thận là một trong những cơ quan tham gia tạo máu, những bệnh nhân suy thận, ghép thận trước đây dù sao họ cũng còn thận.
Đối với bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, do không còn thận, nên vấn đề tạo máu của bệnh nhân là hết sức nan giải. Yếu tố quan trọng của bệnh nhân như tiểu cầu rất thấp, nếu truyền nhiều tiểu cầu ngoại lai vào, làm không chuẩn sẽ tạo nên phản ứng thải ghép. Vì vậy, sự cân nhắc giữa vấn đề cầm máu, điều chỉnh rối loạn đông máu và thải ghép là một bài toán khó, cần sự thận trọng của người thầy thuốc để làm nên thành công của ca mổ.
Đây là sự cố y khoa hiếm gặp. Ở Việt Nam cách đây gần 30 năm đã có trường hợp bệnh nhân có một thận bị cắt bỏ do chẩn đoán nhầm. Bệnh nhân này sau đó được đưa ra nước ngoài ghép nhưng không thành công.
Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú không còn thận (bị cắt nhầm thận ngày 6/12/2011 tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ phải chuyển ra Huế điều trị theo chỉ đạo của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến) là trường hợp thứ hai, do chính đội ngũ các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện phẫu thuật thành công.
Đây chính là bước tiến lớn của ngành Y tế Việt Nam.../.
Trước khi mổ ghép thận thành công cho chị Hứa Cẩm Tú vào ngày 11/7, bệnh nhân được điều trị sáu tháng trước khi mổ tại Bệnh viện Trung ương Huế để lọc máu với chu kỳ 3 lần/ tuần cách nhật (tổng cộng 71 lần) và điều trị bảo tồn nội khoa như điều trị tăng huyết áp, điều trị thiếu máu, rối loạn nước, điện giải, vitamin và các điều trị khác. Bệnh nhân còn được bố trí một phòng đặc biệt, từ tiền thuốc men và ăn uống theo chế độ dinh dưỡng thích hợp do bệnh viện đài thọ 100%.
Theo giáo sư-tiến sỹ Bùi Đức Phú, thận là một trong những cơ quan tham gia tạo máu, những bệnh nhân suy thận, ghép thận trước đây dù sao họ cũng còn thận.
Đối với bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, do không còn thận, nên vấn đề tạo máu của bệnh nhân là hết sức nan giải. Yếu tố quan trọng của bệnh nhân như tiểu cầu rất thấp, nếu truyền nhiều tiểu cầu ngoại lai vào, làm không chuẩn sẽ tạo nên phản ứng thải ghép. Vì vậy, sự cân nhắc giữa vấn đề cầm máu, điều chỉnh rối loạn đông máu và thải ghép là một bài toán khó, cần sự thận trọng của người thầy thuốc để làm nên thành công của ca mổ.
Đây là sự cố y khoa hiếm gặp. Ở Việt Nam cách đây gần 30 năm đã có trường hợp bệnh nhân có một thận bị cắt bỏ do chẩn đoán nhầm. Bệnh nhân này sau đó được đưa ra nước ngoài ghép nhưng không thành công.
Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú không còn thận (bị cắt nhầm thận ngày 6/12/2011 tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ phải chuyển ra Huế điều trị theo chỉ đạo của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến) là trường hợp thứ hai, do chính đội ngũ các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện phẫu thuật thành công.
Đây chính là bước tiến lớn của ngành Y tế Việt Nam.../.
Quốc Việt (TTXVN)