Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu tháng Bảy đạt trên 9,32 tỷ USD, tăng 10,2% so với tháng trước; trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt trên 8,2 tỷ USD, giảm nhẹ 4,6%.
Đây cũng là tháng thứ hai liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu phá kỷ lục về giá trị thu về. Sau hai tháng kim ngạch xuất khẩu tăng tốc, trong khi nhập khẩu lại giảm, tình trạng nhập siêu liên tục trong 27 tháng đã chấm dứt ở tháng Bảy với mức xuất siêu lên tới trên 1,1 tỷ USD.
Như vậy, tính chung 7 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 52,5 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu đạt 57,92 tỷ USD, tăng 25,8% và trong 7 tháng Việt Nam đã nhập siêu khoảng 5,41 tỷ USD.
Những nhóm mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh so với tháng trước chủ yếu ở một số mặt hàng nông sản, dầu thô, dệt may, kim loại và thiết bị điện tử. Trong tháng Bảy, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm tiếp tục tăng rất mạnh, đạt trên 1,1 tỷ USD, gần bằng tổng kim ngạch nhóm này trong 6 tháng trước đó.
Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là nhân tố khiến cán cân thương mại tháng Bảy xuất siêu lớn vì kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm trong tháng Bảy cũng chỉ tăng 38,3% so với tháng trước.
Mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch lớn nhất là dầu thô với sản lượng xuất khẩu đạt trên 912.000 tấn, tăng trên 70% so với tháng trước, trong cùng thời gian Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động. Do được giá, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dầu thô tháng Bảy thu về trên 846 triệu USD, tăng gần 76% so với tháng trước.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may tăng gần 3% so với tháng Sáu nhưng thu về tới trên 1,35 tỷ USD trong tháng Bảy. Với nhóm hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản, hạt điều, chè, gạo, cao su tiếp tục tăng cao trong tháng Bảy, riêng cao su tăng gần 40% so với tháng trước. Các nhóm hàng máy vi tính, điện thoại di động và linh kiện, dây và cáp điện cũng tăng kim ngạch từ 7-19%.
Về nhập khẩu, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm đã tăng trên 30% so với tháng trước, dù kim ngạch còn hạn chế ở mức trên 26 triệu USD.
Có 31/48 nhóm hàng hóa nhập khẩu có kim ngạch giảm so với tháng trước, trong đó nhiều mặt hàng giảm rất mạnh nên kim ngạch nhập khẩu tháng Bảy đã giảm hơn so với tháng Sáu./.
Đây cũng là tháng thứ hai liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu phá kỷ lục về giá trị thu về. Sau hai tháng kim ngạch xuất khẩu tăng tốc, trong khi nhập khẩu lại giảm, tình trạng nhập siêu liên tục trong 27 tháng đã chấm dứt ở tháng Bảy với mức xuất siêu lên tới trên 1,1 tỷ USD.
Như vậy, tính chung 7 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 52,5 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu đạt 57,92 tỷ USD, tăng 25,8% và trong 7 tháng Việt Nam đã nhập siêu khoảng 5,41 tỷ USD.
Những nhóm mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh so với tháng trước chủ yếu ở một số mặt hàng nông sản, dầu thô, dệt may, kim loại và thiết bị điện tử. Trong tháng Bảy, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm tiếp tục tăng rất mạnh, đạt trên 1,1 tỷ USD, gần bằng tổng kim ngạch nhóm này trong 6 tháng trước đó.
Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là nhân tố khiến cán cân thương mại tháng Bảy xuất siêu lớn vì kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm trong tháng Bảy cũng chỉ tăng 38,3% so với tháng trước.
Mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch lớn nhất là dầu thô với sản lượng xuất khẩu đạt trên 912.000 tấn, tăng trên 70% so với tháng trước, trong cùng thời gian Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động. Do được giá, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dầu thô tháng Bảy thu về trên 846 triệu USD, tăng gần 76% so với tháng trước.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may tăng gần 3% so với tháng Sáu nhưng thu về tới trên 1,35 tỷ USD trong tháng Bảy. Với nhóm hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản, hạt điều, chè, gạo, cao su tiếp tục tăng cao trong tháng Bảy, riêng cao su tăng gần 40% so với tháng trước. Các nhóm hàng máy vi tính, điện thoại di động và linh kiện, dây và cáp điện cũng tăng kim ngạch từ 7-19%.
Về nhập khẩu, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm đã tăng trên 30% so với tháng trước, dù kim ngạch còn hạn chế ở mức trên 26 triệu USD.
Có 31/48 nhóm hàng hóa nhập khẩu có kim ngạch giảm so với tháng trước, trong đó nhiều mặt hàng giảm rất mạnh nên kim ngạch nhập khẩu tháng Bảy đã giảm hơn so với tháng Sáu./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)