Sáng 14/1, Đại hội Đảng lần thứ XI làm việc tại Hội trường, các đoàn đại biểu tiếp tục trình bày tham luận, góp ý kiến vào nội dung các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết điều khiển phiên thảo luận.
Mở đầu phiên họp, ông Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tham luận nội dung “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Ông Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước.
Ông Đặng Ngọc Tùng đề nghị Đảng cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho công nhân lao động, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần phấn đấu vươn lên trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân lao động, đảm bảo định hướng thống nhất nội dung và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục từ Trung ương đến cơ sở, nhằm tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với công nhân và Công đoàn. Nhà nước cần đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động của các nhà văn hóa lao động, câu lạc bộ công nhân, hệ thống truyền thông đại chúng, nhất là trong các khu công nghiệp tập trung, khu nhà trọ đông công nhân lao động, tạo môi trường lành mạnh để xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân lao động, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tham luận về chủ đề “Những đặc trưng thể hiện tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng,” ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ, trong dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) Đảng tiếp tục xác định 8 đặc trưng.
Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân xây dựng là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đó cũng là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình: chủ nghĩa xã hội Việt Nam…
“Một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấy tranh chống tham nhũng” là nội dung tham luận do ông Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường trực - Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trình bày.
Ông Chiến khẳng định công tác phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng yếu luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. So với nhiều năm trước đây, quyết tâm và hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến triển, tạo tiền đề thúc đẩy cho các năm tiếp theo.
Để đạt được mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội và điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức liêm chính; củng cố lòng tin của nhân dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, theo ông Chiến, trước hết, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, các cấp ủy đảng và người đứng đầu phải thực sự coi công tác phòng chống tham nhũng là một trọng tâm công tác lớn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước.
Bên cạnh đó, ông Chiến nhấn mạnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi đảng viên, cán bộ, công chức và người dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng và tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, thấy rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và công dân đối với công tác này.
Ông Vũ Tiến Chiến cũng đề nghị cần bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội; hoàn thiện cơ chế, giải pháp phòng chống tham nhũng. Cần tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật; nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và phát huy vai trò của xã hội trong phòng chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế về công tác này.
Ông Lê Phước Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam trình bày tham luận “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh,” cho biết, phát huy lợi thế của một tỉnh ven biển, Quảng Nam đã đề ra mục tiêu định hướng về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới là: Phấn đấu đến năm 2020, đưa kinh tế biển và vùng ven biển phát triển mạnh, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng ven biển; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng-an ninh; giảm nhẹ thiên tai; bảo tồn, tái tạo nguồn lợi, bảo vệ tốt môi trường sinh thái biển và vùng ven biển.
Để đạt được mục tiêu đó, ông Thanh cho biết tỉnh Quảng Nam xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển đối với phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh là yêu cầu cấp thiết trước mắt và là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài; từ đó xác định và đề cao trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc bảo vệ chủ quyền vùng biển.
Xác định tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của tỉnh, Quảng Nam đã chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển và khu vực ven biển; tập trung quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ ven biển, ven sông; nâng cao hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt hải sản… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt, tỉnh đã được Trung ương cho thí điểm xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế mở đầu tiên của cả nước và Dự án tổng quan sắp xếp dân cư phòng tránh thiên tai và phục vụ phát triển du lịch.
Tham luận của phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Văn Phúc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, về "Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thiết thực Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Giải pháp quan trọng để rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên" khẳng định cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, gắn liền với ý chí tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Trên cơ sở tổng kết việc triển khai cuộc vận động trong bốn năm qua, ông Phúc đề xuất sáu phương hướng và giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động. Theo đó, tiếp tục khẳng định chủ trương "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh," cần khắc phục tư tưởng nóng vội, giản đơn và tư tưởng do dự, thụ động, thiếu tích cực và quyết tâm trong tổ chức triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, nghiên cứu để sớm ban hành chương trình toàn khoá XI của Cuộc vận động, gắn với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ trong cuộc vận động; chú trọng phát huy vai trò của tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền về các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, huy động sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân trong công tác xây dựng Đảng.
Cũng tại phiên họp sáng 14/1, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tham luận về chủ đề “Xây dựng lực lượng công an nhân dân.”
Tham luận tại Đại hội, ông Võ Đức Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Đoàn đại biểu Đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương nhấn mạnh vai trò chủ lực, nòng cốt của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng để giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ông Trịnh Long Biên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham luận về chủ đề “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát - giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.”
Ông Niê Thuật, Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tham luận với nội dung “Tăng cường đoàn kết các dân tộc, tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường.”
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham luận về vấn đề “Thực hiện bình đẳng giới, phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.”
Chiều 14/1, các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục làm việc tại Hội trường./.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Nguyễn Minh Triết điều khiển phiên thảo luận.
Mở đầu phiên họp, ông Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tham luận nội dung “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Ông Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước.
Ông Đặng Ngọc Tùng đề nghị Đảng cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho công nhân lao động, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần phấn đấu vươn lên trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân lao động, đảm bảo định hướng thống nhất nội dung và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục từ Trung ương đến cơ sở, nhằm tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với công nhân và Công đoàn. Nhà nước cần đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động của các nhà văn hóa lao động, câu lạc bộ công nhân, hệ thống truyền thông đại chúng, nhất là trong các khu công nghiệp tập trung, khu nhà trọ đông công nhân lao động, tạo môi trường lành mạnh để xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân lao động, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tham luận về chủ đề “Những đặc trưng thể hiện tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng,” ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ, trong dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) Đảng tiếp tục xác định 8 đặc trưng.
Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân xây dựng là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đó cũng là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình: chủ nghĩa xã hội Việt Nam…
“Một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấy tranh chống tham nhũng” là nội dung tham luận do ông Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường trực - Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trình bày.
Ông Chiến khẳng định công tác phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng yếu luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. So với nhiều năm trước đây, quyết tâm và hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng đã có bước tiến triển, tạo tiền đề thúc đẩy cho các năm tiếp theo.
Để đạt được mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội và điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức liêm chính; củng cố lòng tin của nhân dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, theo ông Chiến, trước hết, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, các cấp ủy đảng và người đứng đầu phải thực sự coi công tác phòng chống tham nhũng là một trọng tâm công tác lớn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước.
Bên cạnh đó, ông Chiến nhấn mạnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi đảng viên, cán bộ, công chức và người dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng và tính cấp thiết, lâu dài, phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, thấy rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và công dân đối với công tác này.
Ông Vũ Tiến Chiến cũng đề nghị cần bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội; hoàn thiện cơ chế, giải pháp phòng chống tham nhũng. Cần tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật; nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và phát huy vai trò của xã hội trong phòng chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế về công tác này.
Ông Lê Phước Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam trình bày tham luận “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh,” cho biết, phát huy lợi thế của một tỉnh ven biển, Quảng Nam đã đề ra mục tiêu định hướng về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới là: Phấn đấu đến năm 2020, đưa kinh tế biển và vùng ven biển phát triển mạnh, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng ven biển; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng-an ninh; giảm nhẹ thiên tai; bảo tồn, tái tạo nguồn lợi, bảo vệ tốt môi trường sinh thái biển và vùng ven biển.
Để đạt được mục tiêu đó, ông Thanh cho biết tỉnh Quảng Nam xác định đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển đối với phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh là yêu cầu cấp thiết trước mắt và là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài; từ đó xác định và đề cao trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc bảo vệ chủ quyền vùng biển.
Xác định tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của tỉnh, Quảng Nam đã chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển và khu vực ven biển; tập trung quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ ven biển, ven sông; nâng cao hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt hải sản… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt, tỉnh đã được Trung ương cho thí điểm xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế mở đầu tiên của cả nước và Dự án tổng quan sắp xếp dân cư phòng tránh thiên tai và phục vụ phát triển du lịch.
Tham luận của phó giáo sư, tiến sỹ Vũ Văn Phúc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, về "Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thiết thực Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Giải pháp quan trọng để rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên" khẳng định cuộc vận động đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, gắn liền với ý chí tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên.
Trên cơ sở tổng kết việc triển khai cuộc vận động trong bốn năm qua, ông Phúc đề xuất sáu phương hướng và giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động. Theo đó, tiếp tục khẳng định chủ trương "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh," cần khắc phục tư tưởng nóng vội, giản đơn và tư tưởng do dự, thụ động, thiếu tích cực và quyết tâm trong tổ chức triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, nghiên cứu để sớm ban hành chương trình toàn khoá XI của Cuộc vận động, gắn với nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ trong cuộc vận động; chú trọng phát huy vai trò của tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền về các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, huy động sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân trong công tác xây dựng Đảng.
Cũng tại phiên họp sáng 14/1, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tham luận về chủ đề “Xây dựng lực lượng công an nhân dân.”
Tham luận tại Đại hội, ông Võ Đức Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Đoàn đại biểu Đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương nhấn mạnh vai trò chủ lực, nòng cốt của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng để giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ông Trịnh Long Biên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham luận về chủ đề “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát - giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.”
Ông Niê Thuật, Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tham luận với nội dung “Tăng cường đoàn kết các dân tộc, tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường.”
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham luận về vấn đề “Thực hiện bình đẳng giới, phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.”
Chiều 14/1, các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục làm việc tại Hội trường./.
Bích Thủy-Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)