Ngày 17/2, nhiều địa phương trong cả nước sôi nổi hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9.
Tiếng trống giòn giã khai hội Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh vang lên tại Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng. Hơn 350 hội viên Hội nhà văn thành phố cùng hàng trăm lượt người yêu thơ, khách tham quan nô nức về dự.
Ngày thơ do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn thành phố phối hợp tổ chức với chủ đề “Từ thành phố này Người đã ra đi” hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011) và 70 năm ngày Bác trở về nước (năm 1941 tại Pác Pó, Cao Bằng).
Các nhà thơ Trương Minh Nhật, Lam Giang, Lê Tú Lệ, Từ Quốc Hoài, Huệ Triệu, Thanh Yến, Lệ Bình, Trần Thị Khánh Hội, Dương Trọng Dật, Phạm Thị Ngọc Liên, Duy Bằng… đã giao lưu, bình thơ, trao đổi kinh nghiệm sáng tác.
Đặc biệt, Ngày thơ cũng giới thiệu những cây bút trẻ của thành phố như Phan Hồn Nhiên, Vũ Đình Giang, Phạm Ngọc Hiền… với những sáng tác mới góp phần làm phong phú diện mạo thơ ca của thành phố và cả nước.
Thu hút đông đảo giới trẻ là những gian hàng thơ trưng bày các tác phẩm thi ca, thư pháp của 15 câu lạc bộ thơ quận, huyện và các trường đại học trên địa bàn thành phố. Mỗi câu lạc bộ tham gia còn trình diễn các tiết mục ngâm thơ, ca ngợi Bác Hồ và quê hương đất nước.
Đêm thơ Nguyên tiêu nhớ Bác Hồ với chủ đề “Cao vút những vần thơ” cũng đã được tổ chức tại lăng Thoại Ngọc Hầu (An Giang), quy tụ 13 tác giả với 13 bài thơ cùng 12 diễn viên ngâm thơ.
Khác năm trước, năm nay đêm thơ Nguyên tiêu được tổ chức tại đây với quy mô cấp tỉnh, nhằm mở đầu cho các lễ hội của An Giang năm 2011, trước mắt là lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.
Tại Bến Tre, Hội Văn học-Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu đã tổ chức đêm thơ quy tụ hàng trăm anh chị em nghệ sĩ, sinh viên Trường Cao đẳng Bến Tre, nhân dân địa phương... đến dự.
Chương trình bao gồm hai nội dung chính là đọc thơ và giao lưu với các tác giả; triển lãm các tác phẩm thơ văn của các tác giả Bến Tre qua các thời kì và viết thư pháp tặng khách tham quan.
Tại Hậu Giang, đêm Nguyên Tiêu được tổ chức bao gồm 20 tiết mục như ngâm thơ, ca múa thơ, nhạc, thơ phổ vọng cổ… Nhân dịp này, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang cũng tổ chức triển lãm các tác phẩm thơ, đồng thời trao giấy chứng nhận lớp ngâm thơ cho 11 học viên trong các phân hội.
Tại Hà Giang, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9, thu hút sự hàng ngàn cán bộ, đảng viên, học sinh sinh viên và công chúng yêu thơ tham gia thi thơ, giao lưu, hái hoa đọc thơ...
Ngày thơ được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như trưng bày 22 bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 100 bài thơ của nhiều tác giả được tin trên nền giấy màu có hoa văn, khổ 30 x 45cm, lồng vào khung kính treo tại bảo tàng; 30 tập thơ tiêu biểu của người con dân tộc thiểu số đã sinh ra và lớn lên tại Hà Giang./.
Tiếng trống giòn giã khai hội Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh vang lên tại Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng. Hơn 350 hội viên Hội nhà văn thành phố cùng hàng trăm lượt người yêu thơ, khách tham quan nô nức về dự.
Ngày thơ do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn thành phố phối hợp tổ chức với chủ đề “Từ thành phố này Người đã ra đi” hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011) và 70 năm ngày Bác trở về nước (năm 1941 tại Pác Pó, Cao Bằng).
Các nhà thơ Trương Minh Nhật, Lam Giang, Lê Tú Lệ, Từ Quốc Hoài, Huệ Triệu, Thanh Yến, Lệ Bình, Trần Thị Khánh Hội, Dương Trọng Dật, Phạm Thị Ngọc Liên, Duy Bằng… đã giao lưu, bình thơ, trao đổi kinh nghiệm sáng tác.
Đặc biệt, Ngày thơ cũng giới thiệu những cây bút trẻ của thành phố như Phan Hồn Nhiên, Vũ Đình Giang, Phạm Ngọc Hiền… với những sáng tác mới góp phần làm phong phú diện mạo thơ ca của thành phố và cả nước.
Thu hút đông đảo giới trẻ là những gian hàng thơ trưng bày các tác phẩm thi ca, thư pháp của 15 câu lạc bộ thơ quận, huyện và các trường đại học trên địa bàn thành phố. Mỗi câu lạc bộ tham gia còn trình diễn các tiết mục ngâm thơ, ca ngợi Bác Hồ và quê hương đất nước.
Đêm thơ Nguyên tiêu nhớ Bác Hồ với chủ đề “Cao vút những vần thơ” cũng đã được tổ chức tại lăng Thoại Ngọc Hầu (An Giang), quy tụ 13 tác giả với 13 bài thơ cùng 12 diễn viên ngâm thơ.
Khác năm trước, năm nay đêm thơ Nguyên tiêu được tổ chức tại đây với quy mô cấp tỉnh, nhằm mở đầu cho các lễ hội của An Giang năm 2011, trước mắt là lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.
Tại Bến Tre, Hội Văn học-Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu đã tổ chức đêm thơ quy tụ hàng trăm anh chị em nghệ sĩ, sinh viên Trường Cao đẳng Bến Tre, nhân dân địa phương... đến dự.
Chương trình bao gồm hai nội dung chính là đọc thơ và giao lưu với các tác giả; triển lãm các tác phẩm thơ văn của các tác giả Bến Tre qua các thời kì và viết thư pháp tặng khách tham quan.
Tại Hậu Giang, đêm Nguyên Tiêu được tổ chức bao gồm 20 tiết mục như ngâm thơ, ca múa thơ, nhạc, thơ phổ vọng cổ… Nhân dịp này, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang cũng tổ chức triển lãm các tác phẩm thơ, đồng thời trao giấy chứng nhận lớp ngâm thơ cho 11 học viên trong các phân hội.
Tại Hà Giang, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9, thu hút sự hàng ngàn cán bộ, đảng viên, học sinh sinh viên và công chúng yêu thơ tham gia thi thơ, giao lưu, hái hoa đọc thơ...
Ngày thơ được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như trưng bày 22 bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 100 bài thơ của nhiều tác giả được tin trên nền giấy màu có hoa văn, khổ 30 x 45cm, lồng vào khung kính treo tại bảo tàng; 30 tập thơ tiêu biểu của người con dân tộc thiểu số đã sinh ra và lớn lên tại Hà Giang./.
(TTXVN/Vietnam+)