Xe hơi Mỹ đã thua thảm hại trên sân nhà khi không có "đại gia" nào lọt vào tốp 10 thương hiệu ôtô được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng nhất.
Trong khi đó, các hãng Nhật Bản và Đức đã khẳng định thế "thượng phong" của mình trên thị trường xe hơi của Mỹ khi có tới ba hãng xe đến từ đất nước Mặt Trời mọc và hai thương hiệu xe hơi Đức góp mặt trong danh sách này.
Bảng xếp hạng này dựa trên ý kiến đánh giá về mức độ an toàn cũng như mức độ tin cậy của 1,2 triệu độc giả "Báo cáo người tiêu dùng" đối với 280 loại xe hơi lưu hành tại Mỹ.
Báo cáo công bố ngày 26/2 cho biết đối với dân nghiền xe hơi Mỹ, các dòng xe mang nhãn "Made in Japan" nổi trội hơn cả bởi tính linh hoạt khi điều khiển, giá cả hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu.
Đứng đầu danh sách với 79/100 điểm là dòng xe hạng sang Lexus của hãng Toyota.
"Báo cáo người tiêu dùng" cho rằng mẫu xe này dành vị trí quán quân bởi độ tin cậy cao đối với người sử dụng và nổi trội hơn với hệ thống truyền động lực hybrid và các hệ thống giải trí được cài đặt trong xe
Mẫu xe Prius của Toyota vẫn duy trì được ưu thế của mình với danh hiệu xe sử dụng năng lượng điện tốt nhất và dòng xe Highlander cũng của hãng này trong hai năm liên tiếp đoạt giải xe đa dụng gia đình được ưa chuộng nhất.
Vị trí á quân thuộc về các sản phẩm do hãng Subaru và Mazda sản xuất với 76 điểm.
Đặc biệt, dòng xe tốc độ BRZ của Subaru và Scion FR-S của Toyota được bình chọn xe thể thao tốt nhất với ưu điểm giá thành hợp lý, dễ vận hành và tiết kiệm nhiên liệu.
Hãng Subaru còn có dịp "nở mày nở mặt" khi mẫu xe sedan kết hợp hatchback Impreza của mình tiếp tục đạt danh hiệu xe hạng nhỏ tốt nhất liên tiếp trong hai năm do tính năng nhạy cảm tốt, dễ điều khiển hơn đối với các loại sedan hạng sang khác. Còn Mazda được bầu chọn là dòng xe có độ tin cậy cao nhất.
Hãng Honda đã có cuộc lội dòng ngoan mục khi xuất hiện trong danh sách năm 2013 và chiếm ưu thế ở ba hạng mục: Xe sedan hạng trung tốt nhất dành cho dòng Accord; xe minivan tốt nhất với dòng Odyssey và dòng CR-V đoạt danh hiệu xe thể thao đa dụng cỡ nhỏ tốt nhất.
Giới tiêu dùng Mỹ đặc biệt dành sự ưu ái cho dòng xe Accord của hãng trên và cho rằng Honda đã có bước cải tiến trong thiết kế khiến sản phẩm này trông rộng rãi hơn, đẹp mắt hơn khi điều khiển, được trang bị tốt hơn và đặc biệt không hao tốn nhiều nhiên liệu.
Sau 10 năm vắng bóng, dòng xe Audi của Tập đoàn Volkswagen (Đức) đã quay trở lại tốp 10 với 70 điểm. Mẫu xe Audi A6 của hãng này được thiết kế lại vào năm ngoái và được bầu chọn là xe hạng sang tốt nhất với thiết kế khoang xe khá lộng lẫy, tốc độ nhanh và khá thú vị khi điều khiển.
Dòng xe BMW 328i của hãng BMW cũng lọt vào 10 vị trí đầu trong bảng xếp hạng với danh hiệu xe thể thao sedan tốt nhất.
Thất bại thảm hại trên sân nhà là các hãng sản xuất xe hơi Mỹ khi nhận nhiều lời chê từ phía người tiêu dùng, đặc biệt là ba "ông lớn" GM, Ford và Chrysler.
GM bị phê bình bởi các mẫu xe lỗi thời, dòng xe Lincoln của Ford lại không được lòng khách hàng bởi nội thất nghèo nàn, đơn điệu, hộp số ly hợp kép không trơn tru, và các lỗi về động cơ. Trong khi đó, các dòng xe của Chrysler không có bước đột phá./.
Trong khi đó, các hãng Nhật Bản và Đức đã khẳng định thế "thượng phong" của mình trên thị trường xe hơi của Mỹ khi có tới ba hãng xe đến từ đất nước Mặt Trời mọc và hai thương hiệu xe hơi Đức góp mặt trong danh sách này.
Bảng xếp hạng này dựa trên ý kiến đánh giá về mức độ an toàn cũng như mức độ tin cậy của 1,2 triệu độc giả "Báo cáo người tiêu dùng" đối với 280 loại xe hơi lưu hành tại Mỹ.
Báo cáo công bố ngày 26/2 cho biết đối với dân nghiền xe hơi Mỹ, các dòng xe mang nhãn "Made in Japan" nổi trội hơn cả bởi tính linh hoạt khi điều khiển, giá cả hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu.
Đứng đầu danh sách với 79/100 điểm là dòng xe hạng sang Lexus của hãng Toyota.
"Báo cáo người tiêu dùng" cho rằng mẫu xe này dành vị trí quán quân bởi độ tin cậy cao đối với người sử dụng và nổi trội hơn với hệ thống truyền động lực hybrid và các hệ thống giải trí được cài đặt trong xe
Mẫu xe Prius của Toyota vẫn duy trì được ưu thế của mình với danh hiệu xe sử dụng năng lượng điện tốt nhất và dòng xe Highlander cũng của hãng này trong hai năm liên tiếp đoạt giải xe đa dụng gia đình được ưa chuộng nhất.
Vị trí á quân thuộc về các sản phẩm do hãng Subaru và Mazda sản xuất với 76 điểm.
Đặc biệt, dòng xe tốc độ BRZ của Subaru và Scion FR-S của Toyota được bình chọn xe thể thao tốt nhất với ưu điểm giá thành hợp lý, dễ vận hành và tiết kiệm nhiên liệu.
Hãng Subaru còn có dịp "nở mày nở mặt" khi mẫu xe sedan kết hợp hatchback Impreza của mình tiếp tục đạt danh hiệu xe hạng nhỏ tốt nhất liên tiếp trong hai năm do tính năng nhạy cảm tốt, dễ điều khiển hơn đối với các loại sedan hạng sang khác. Còn Mazda được bầu chọn là dòng xe có độ tin cậy cao nhất.
Hãng Honda đã có cuộc lội dòng ngoan mục khi xuất hiện trong danh sách năm 2013 và chiếm ưu thế ở ba hạng mục: Xe sedan hạng trung tốt nhất dành cho dòng Accord; xe minivan tốt nhất với dòng Odyssey và dòng CR-V đoạt danh hiệu xe thể thao đa dụng cỡ nhỏ tốt nhất.
Giới tiêu dùng Mỹ đặc biệt dành sự ưu ái cho dòng xe Accord của hãng trên và cho rằng Honda đã có bước cải tiến trong thiết kế khiến sản phẩm này trông rộng rãi hơn, đẹp mắt hơn khi điều khiển, được trang bị tốt hơn và đặc biệt không hao tốn nhiều nhiên liệu.
Sau 10 năm vắng bóng, dòng xe Audi của Tập đoàn Volkswagen (Đức) đã quay trở lại tốp 10 với 70 điểm. Mẫu xe Audi A6 của hãng này được thiết kế lại vào năm ngoái và được bầu chọn là xe hạng sang tốt nhất với thiết kế khoang xe khá lộng lẫy, tốc độ nhanh và khá thú vị khi điều khiển.
Dòng xe BMW 328i của hãng BMW cũng lọt vào 10 vị trí đầu trong bảng xếp hạng với danh hiệu xe thể thao sedan tốt nhất.
Thất bại thảm hại trên sân nhà là các hãng sản xuất xe hơi Mỹ khi nhận nhiều lời chê từ phía người tiêu dùng, đặc biệt là ba "ông lớn" GM, Ford và Chrysler.
GM bị phê bình bởi các mẫu xe lỗi thời, dòng xe Lincoln của Ford lại không được lòng khách hàng bởi nội thất nghèo nàn, đơn điệu, hộp số ly hợp kép không trơn tru, và các lỗi về động cơ. Trong khi đó, các dòng xe của Chrysler không có bước đột phá./.
(TTXVN)