Nghiên cứu hàng năm vừa công bố của hãng Ernst & Young cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bốn nền kinh tế hàng đầu châu Âu là Đức, Pháp, Anh và Italy vẫn là những điểm sáng về hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trái ngược với các nền kinh tế Đông Âu và Trung Âu.
Theo Ernst & Young, FDI vào châu Âu giảm 11% trong năm 2009, với tỷ lệ khác nhau ở các nước.
Các dự án đầu tư giảm mạnh ở Đông Âu và Trung Âu cũng như nhiều nước Tây Âu. Những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất là Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc, với mức giảm chung 40%. FDI vào Tây Ban Nha và Ireland cũng giảm.
Trong khi đó, nhờ môi trường đầu tư an toàn hơn, số dự án đầu tư tại Anh chỉ giảm 1%, trong khi tăng lần lượt 1%, 4% và 7% tại Pháp, Italy và Đức. Đức chiếm 41% dự án đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, và Anh chiếm 54% đầu tư của Ấn Độ vào châu lục này.
Trong khi đó, Pháp chỉ chiếm 9% đầu tư của Trung Quốc và 11% đầu tư của Ấn Độ. Nga, Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ cũng duy trì được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Nghiên cứu cho thấy, trong năm 2009, 24% nhà đầu tư quốc tế nhận định Đông và Trung Âu là khu vực đầu tư hấp dẫn, so với 42% của năm 2008. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng đây vẫn là địa điểm ưu tiên đầu tư về lâu dài.
66% nhà đầu tư cho rằng Trung Quốc là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong dài hạn, trong khi 61% chọn Ấn Độ, 53% chọn Brazil và 50% chọn châu Âu./.
Theo Ernst & Young, FDI vào châu Âu giảm 11% trong năm 2009, với tỷ lệ khác nhau ở các nước.
Các dự án đầu tư giảm mạnh ở Đông Âu và Trung Âu cũng như nhiều nước Tây Âu. Những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất là Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc, với mức giảm chung 40%. FDI vào Tây Ban Nha và Ireland cũng giảm.
Trong khi đó, nhờ môi trường đầu tư an toàn hơn, số dự án đầu tư tại Anh chỉ giảm 1%, trong khi tăng lần lượt 1%, 4% và 7% tại Pháp, Italy và Đức. Đức chiếm 41% dự án đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, và Anh chiếm 54% đầu tư của Ấn Độ vào châu lục này.
Trong khi đó, Pháp chỉ chiếm 9% đầu tư của Trung Quốc và 11% đầu tư của Ấn Độ. Nga, Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ cũng duy trì được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Nghiên cứu cho thấy, trong năm 2009, 24% nhà đầu tư quốc tế nhận định Đông và Trung Âu là khu vực đầu tư hấp dẫn, so với 42% của năm 2008. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng đây vẫn là địa điểm ưu tiên đầu tư về lâu dài.
66% nhà đầu tư cho rằng Trung Quốc là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong dài hạn, trong khi 61% chọn Ấn Độ, 53% chọn Brazil và 50% chọn châu Âu./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)