Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng khoản vay kỷ lục này chưa đủ để dập tắt cuộckhủng hoảng nợ công đang có nguy cơ làm tan vỡ đồng tiền chung châu Âu và đẩykinh tế thế giới vào thời kỳ suy thoái mới.
Khoảng 523 ngân hàng đã vay ECB khoản tiền 489,2 tỷ euro (641 tỷ USD) vớilãi suất chỉ 1% và với kỳ hạn 3 năm, dài hơn nhiều so với kỳ hạn tối đa một nămđược áp dụng trước đó.
ECB nhấn mạnh mức kỳ hạn mới là một trong những biện phápchưa từng có tiền lệ nhằm duy trì nguồn tín dụng cho châu Âu tại thời điểm cácngân hàng ngày càng thận trọng trong việc cho vay lẫn nhau do lo ngại khủnghoảng nợ công. Các khoản vay mới nhằm mục đích giúp các ngân hàng có tiền hỗ trợvốn cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và từ đó tránh để xảy ra khủng hoảng tíndụng.
Bất chấp sức ép đòi ECB hành động nhiều hơn nhằm giải quyết vấn đề nợcông, ngân hàng này vẫn khẳng định chỉ hành động với tư cách là thể chế cho vayđối với ngân hàng, chứ không phải chính phủ, và những biện pháp khác trong nỗlực giải quyết khủng hoảng nợ công chỉ là giải pháp "tạm thời" và "có giới hạn."
Từ khi nổ ra khủng hoảng nợ công ở châu Âu, ECB từng áp dụng biện pháp mua tráiphiếu chính phủ ở những quốc gia gặp khó khăn về tài chính nhằm hạn chế phí tổnvay mượn tăng cao ở những nước này. ECB cũng đã nới lỏng quy định về vay thếchấp, giảm tỷ lệ vốn dự trữ tại ngân hàng này và tuyên bố sẵn sàng kéo dài thờihạn thanh toán nợ để các ngân hàng được hưởng lãi suất ưu đãi với thời hạn dàihơn.
Theo các nhà phân tích, kỳ hạn cho vay 3 năm sẽ giúp giảm nhẹ những căngthẳng trong hệ thống ngân hàng, ít nhất trong thời gian trước mắt, song khôngphải là giải pháp dài hạn để củng cố lòng tin của thị trường. Một số nhà phântích ngờ rằng khối lượng cho vay lớn như vậy phản ánh mức độ nghiêm trọng củanhững căng thẳng trong hệ thống ngân hàng, thị trường cổ phiếu và đối với đồngeuro. Số khác lo ngại khoản vay mới không được sử dụng đúng mục đích ECB đặt ra,thay vào đó sẽ được sử dụng vào việc mua trái phiếu chính phủ, kích thích kinhtế hoặc thanh toán nợ đáo hạn.
Cùng ngày, Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poor's (S&P) đã hạ xếphạng tín dụng của Hungary xuống mức "đồ đồng nát" với lý do hiện chưa rõ liệuBudapest có khả năng giải quyết những khó khăn kinh tế của mình hay không.
S&P cho rằng khả năng tiên lượng và mức độ tin cậy đối với các chính sáchcủa Hungary tiếp tục suy giảm, trong khi phản ứng của Budapest làm gia tăngnhững hoài nghi về khả năng giám sát của các thể chế ở nước này và làm phức tạpthêm môi trường hoạt động cho các nhà đầu tư.
Trước đó, Chính phủ Hungary đã tìmcách giảm bớt quyền hạn của thống đốc ngân hàng trung ương nước này và tăngcường ảnh hưởng của Quốc hội trong việc ấn định lãi suất. S&P nhấn mạnh nhữngthay đổi này làm suy yếu hiệu quả hoạt động của các thể chế ở Hungary./.