Theo AFP, Reuters và THX, ngày 27/10, các quan chức cho biết Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thông qua một thỏa thuận quan trọng nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng nghiêm trọng tại khu vực này, trong đó các ngân hàng chấp thuận xóa 50% trong khoản nợ 350 tỷ euro của Hy Lạp.
Thông báo trên được đưa ra sau cuộc thảo luận căng thẳng tại Brussels giữa các nhà lãnh đạo Eurozone và Viện Tài chính Quốc tế (IIF), một tổ chức tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng có trụ sở tại Washington, Mỹ để hối thúc khu vực tư nhân cùng gánh vác khoản nợ của Hy Lạp.
[Khủng hoảng nợ công làm hé lộ 1 châu Âu rạn nứt]
Thỏa thuận này là vấn đề cuối cùng và có lẽ khó khăn nhất trong quá trình đàm phán về một kế hoạch bốn điểm nhằm tìm ra giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng nợ công đang làm chao đảo Eurozone.
Việt thuyết phục được các ngân hàng xóa hàng tỷ euro trong khoản nợ của Hy Lạp là nội dung quan trọng trong thỏa thuận lớn mà các nhà lãnh đạo đã cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Eurozone.
Thỏa thuận này cũng bao gồm kế hoạch tái cơ cấu vốn các ngân hàng và tăng quỹ cứu trợ thêm 440 tỷ euro (lên thành 1.000 tỷ euro) nhằm xoa dịu tâm lý lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu.
[EU chưa tìm được giải pháp khủng hoảng nợ công]
Trước đó, theo sự nhất trí đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh Eurozone hồi tháng Bảy, các ngân hàng đã đồng ý xóa 21% nợ cho Hy Lạp như một phân trong gói cứu trợ tài chính thứ hai dành cho Athens, song tình hình kinh tế nước này vẫn tiếp tục xấu đi.
Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã hoan nghênh "một chương mới, một kỷ nguyên mới" đối với Hy Lạp sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu đạt được thỏa thuận mang tính đột phá nói trên.
IIF cũng đánh giá cao "gói biện pháp toàn diện nhằm bình ổn châu Âu và củng cố hệ thống ngân hàng khu vực, đồng thời hỗ trợ nỗ lực cải cách của Hy Lạp"./.
Thông báo trên được đưa ra sau cuộc thảo luận căng thẳng tại Brussels giữa các nhà lãnh đạo Eurozone và Viện Tài chính Quốc tế (IIF), một tổ chức tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng có trụ sở tại Washington, Mỹ để hối thúc khu vực tư nhân cùng gánh vác khoản nợ của Hy Lạp.
[Khủng hoảng nợ công làm hé lộ 1 châu Âu rạn nứt]
Thỏa thuận này là vấn đề cuối cùng và có lẽ khó khăn nhất trong quá trình đàm phán về một kế hoạch bốn điểm nhằm tìm ra giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng nợ công đang làm chao đảo Eurozone.
Việt thuyết phục được các ngân hàng xóa hàng tỷ euro trong khoản nợ của Hy Lạp là nội dung quan trọng trong thỏa thuận lớn mà các nhà lãnh đạo đã cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Eurozone.
Thỏa thuận này cũng bao gồm kế hoạch tái cơ cấu vốn các ngân hàng và tăng quỹ cứu trợ thêm 440 tỷ euro (lên thành 1.000 tỷ euro) nhằm xoa dịu tâm lý lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu.
[EU chưa tìm được giải pháp khủng hoảng nợ công]
Trước đó, theo sự nhất trí đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh Eurozone hồi tháng Bảy, các ngân hàng đã đồng ý xóa 21% nợ cho Hy Lạp như một phân trong gói cứu trợ tài chính thứ hai dành cho Athens, song tình hình kinh tế nước này vẫn tiếp tục xấu đi.
Cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã hoan nghênh "một chương mới, một kỷ nguyên mới" đối với Hy Lạp sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu đạt được thỏa thuận mang tính đột phá nói trên.
IIF cũng đánh giá cao "gói biện pháp toàn diện nhằm bình ổn châu Âu và củng cố hệ thống ngân hàng khu vực, đồng thời hỗ trợ nỗ lực cải cách của Hy Lạp"./.
(Vietnam+)