Hàng loạt ngân hàng hàng đầu của Mỹ ngày 7/1 đã đồng ý nộp 20 tỷ USD tiền phạt và bồi thường do lạm dụng thế chấp trong cuộc khủng hoảng tài chính và địa ốc hồi năm 2008.
Trong số các ngân hàng trên, Bank of America (BoA) chịu phạt nặng nhất, phải trả cho Tập đoàn tín dụng địa ốc Fannie Mae 11,6 tỷ USD để dàn xếp cáo buộc ngân hàng này đã bán lại cho Fannie Mae các khoản nợ thế chấp nhà không còn giá trị thế chấp.
Fannie Mae mua các khoản nợ trị giá hàng trăm tỷ USD này trong thời gian từ năm 2000 đến 2008, nhưng nhiều khoản trong đó đã rơi vào tình trạng không thể thanh toán sau khi bong bóng nhà đất sụp đổ năm 2006, việc này đã hủy hoại giá trị các khoản đầu tư của Fannie Mae khiến tập đoàn này phải cầu cứu gói cứu trợ của chính phủ.
Phát biểu trước báo giới, Giám đốc điều hàng BoA Brian Moynihan cho biết thỏa thuận trên là một bước quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý còn tồn đọng của ngân hàng này cũng như tiết kiệm các chi phí phát sinh. Theo đó, BoA sẽ trả cho Fannie Mae 3,55 tỷ USD bằng tiền mặt, đồng thời mua lại các khoản nợ thế chấp trị giá 6,75 tỷ USD và chi 1,3 tỷ USD để giải quyết các vấn đề liên quan dịch vụ cho vay thế chấp.
Trước đó, tháng 10/2012, chính phủ Mỹ đã đệ đơn lên tòa án liên bang kiện BOA đã làm người đóng thuế thiệt hại hơn 1 tỷ USD vì ngân hàng này bán cho hai tập đoàn tín dụng địa ốc lớn là Fannie Mae và Freddie Mac các khoản thế chấp rủi ro cao.
Cùng ngày 7/1, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo 10 ngân hàng lớn, trong đó có BoA, Citibank, JP Morgan Chase, đã đồng ý nộp phạt 8,5 tỷ USD tiền mặt cho các nhà quản lý và bồi thường cho các chủ nhà đất, để dàn xếp những cáo buộc cho rằng các ngân hàng này đã xử lý sai các giấy tờ thế chấp và bỏ qua các bước quy định khi tiến hành tịch biên hàng triệu căn nhà thế chấp, gây thiệt hại cho những người đi vay.
Các ngân hàng trên đã đồng ý bồi thường trực tiếp 3,3 tỷ USD cho những người vay và chi 5,2 tỷ USD cho các chương trình hỗ trợ khác như chương trình điều chỉnh nợ và miễn giảm các khoản nợ tồn đọng sau khi các tài sản thế chấp bị phát mãi.
Các án phạt trên là những động thái mới nhất của các nhà quản lý Mỹ nhằm chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 bắt nguồn từ sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất và thị trường chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp trị giá hàng trăm tỷ USD.
Hoạt động chấn chỉnh này đã đặt hàng loạt ngân hàng vào tầm ngắm của các nhà quản lý. Hàng chục mức phạt và bồi thường đã được đưa ra và giới phân tích nhận định con số này sẽ tiếp tục tăng.
Trước đó, hồi tháng 2/2012, năm ngân hàng hàng đầu nước Mỹ cũng đã phải nộp phạt 25 tỷ USD do lạm dụng tịch biên nhà đất theo kết luận của các nhà điều tra thuộc 49 bang trên khắp nước Mỹ./.
Trong số các ngân hàng trên, Bank of America (BoA) chịu phạt nặng nhất, phải trả cho Tập đoàn tín dụng địa ốc Fannie Mae 11,6 tỷ USD để dàn xếp cáo buộc ngân hàng này đã bán lại cho Fannie Mae các khoản nợ thế chấp nhà không còn giá trị thế chấp.
Fannie Mae mua các khoản nợ trị giá hàng trăm tỷ USD này trong thời gian từ năm 2000 đến 2008, nhưng nhiều khoản trong đó đã rơi vào tình trạng không thể thanh toán sau khi bong bóng nhà đất sụp đổ năm 2006, việc này đã hủy hoại giá trị các khoản đầu tư của Fannie Mae khiến tập đoàn này phải cầu cứu gói cứu trợ của chính phủ.
Phát biểu trước báo giới, Giám đốc điều hàng BoA Brian Moynihan cho biết thỏa thuận trên là một bước quan trọng nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý còn tồn đọng của ngân hàng này cũng như tiết kiệm các chi phí phát sinh. Theo đó, BoA sẽ trả cho Fannie Mae 3,55 tỷ USD bằng tiền mặt, đồng thời mua lại các khoản nợ thế chấp trị giá 6,75 tỷ USD và chi 1,3 tỷ USD để giải quyết các vấn đề liên quan dịch vụ cho vay thế chấp.
Trước đó, tháng 10/2012, chính phủ Mỹ đã đệ đơn lên tòa án liên bang kiện BOA đã làm người đóng thuế thiệt hại hơn 1 tỷ USD vì ngân hàng này bán cho hai tập đoàn tín dụng địa ốc lớn là Fannie Mae và Freddie Mac các khoản thế chấp rủi ro cao.
Cùng ngày 7/1, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo 10 ngân hàng lớn, trong đó có BoA, Citibank, JP Morgan Chase, đã đồng ý nộp phạt 8,5 tỷ USD tiền mặt cho các nhà quản lý và bồi thường cho các chủ nhà đất, để dàn xếp những cáo buộc cho rằng các ngân hàng này đã xử lý sai các giấy tờ thế chấp và bỏ qua các bước quy định khi tiến hành tịch biên hàng triệu căn nhà thế chấp, gây thiệt hại cho những người đi vay.
Các ngân hàng trên đã đồng ý bồi thường trực tiếp 3,3 tỷ USD cho những người vay và chi 5,2 tỷ USD cho các chương trình hỗ trợ khác như chương trình điều chỉnh nợ và miễn giảm các khoản nợ tồn đọng sau khi các tài sản thế chấp bị phát mãi.
Các án phạt trên là những động thái mới nhất của các nhà quản lý Mỹ nhằm chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 bắt nguồn từ sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất và thị trường chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp trị giá hàng trăm tỷ USD.
Hoạt động chấn chỉnh này đã đặt hàng loạt ngân hàng vào tầm ngắm của các nhà quản lý. Hàng chục mức phạt và bồi thường đã được đưa ra và giới phân tích nhận định con số này sẽ tiếp tục tăng.
Trước đó, hồi tháng 2/2012, năm ngân hàng hàng đầu nước Mỹ cũng đã phải nộp phạt 25 tỷ USD do lạm dụng tịch biên nhà đất theo kết luận của các nhà điều tra thuộc 49 bang trên khắp nước Mỹ./.
(TTXVN)