Tại cuộc họp bên lề Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ngày 12/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã “thách thức” cộng đồng phát triển quốc tế cam kết cung cấp nguồn tài chính mới cho Chương trình Nông nghiệp và An ninh lương thực toàn cầu (GAFSP) - một quỹ ủy thác của nhiều nhà tài trợ được thành lập năm 2010 nhằm cải thiện an ninh lương thực tại các nước nghèo nhất thế giới.
Ông Geithner đã tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng đóng góp thêm 1 USD trong mỗi 2 USD mà các nhà tài trợ khác đóng góp, cho đến khi lên đến tổng số tiền Mỹ đóng góp là 475 triệu USD. Đáp lại, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ngay lập tức cam kết sẽ đóng góp thêm 30 triệu USD mỗi nước và Quỹ Bill & Melinda Gates đã cho biết dự định tăng gấp đôi khoản đóng góp của họ.
Mỹ cũng đưa các cam kết hồi năm ngoái của Canada, Hà Lan và Anh vào thách thức này, nâng tổng cam kết tài chính cho GAFSP lên 1,3 tỷ USD.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Geithner nói: “Ngày hôm nay Mỹ một lần nữa cho thấy cam kết của mình đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống nạn đói và suy dinh dưỡng. Bằng cách đầu tư vào GAFSP, chúng tôi sẽ huy động vốn từ các nguồn khác nhau và bắt đầu những chương trình đổi mới mà sẽ giúp các cộng đồng trở nên hiệu quả hơn, giúp nông dân tăng năng suất và các gia đình thoát khỏi nghèo đói.”
Giá lương thực trên thị trường thế giới đã tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm gần đây, gây thêm sức ép cho các nước nghèo. Thậm chí ngay trước khi giá lương thực có biến động lớn vào cuối năm 2007, hàng trăm triệu người đã chịu nạn đói và suy dinh dưỡng kinh niên.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho rằng thảm kịch thực sự của giá lương thực tăng là việc tăng giá trong ngắn hạn đã gây ra những hậu quả lâu dài cho những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất. Ông cho rằng những giải pháp lâu dài đòi hỏi phải có sự cam kết chắc chắn, sự phối hợp và thận trọng từ cộng đồng quốc tế. Những cam kết mới này rất quan trọng đối với những nỗ lực nhằm chấm dứt nạn đói.
Để đối phó với giá lương thực tăng cao và bất ổn, các nhà tài trợ và các nước đang phát triển đang hợp tác với nhau để tăng năng suất nông nghiệp, cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng, kết nối tốt hơn người nông dân với thị trường để họ có thể bán các sản phẩm của họ và tăng thu nhập.
GAFSP đã phân bổ 658 triệu yen cho 18 nước và trông đợi sẽ làm lợi trực tiếp cho ít nhất 8,2 triệu người bằng cách tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập ở nông thôn và kết nối người nông dân với thị trường.
Ông Geoff Lamb, Chủ tịch Ủy ban Chính sách toàn cầu và Vận động của Quỹ Gates, nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế cần tập trung vào đầu tư dài hạn để giúp các nông dân làm ăn nhỏ và phát triển nông nghiệp có hiệu quả hơn nhiều lần so với các lĩnh vực khác trong việc giảm đói nghèo. Đây cũng là phần chủ chốt trong chiến lược đối phó với bất ổn về lương thực của Quỹ Gates.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Bahk Jae Wan cho rằng GAFSP là phương tiện quan trọng mà chính phủ và người dân Hàn Quốc có thể chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế với các nước thu nhập thấp để thúc đẩy tăng trưởng, giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân.
Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Tsutomu Okubo cho rằng trong hỗ trợ nông nghiệp cần cải thiện sự tiếp cận các nguồn tài chính không chỉ cho khu vực công mà còn cho cả khu vực tư nhân vì phát triển khu vực tư nhân là một phần chủ yếu của tiến trình cần thiết để tạo ra việc làm và hỗ trợ các chương trình nông nghiệp.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí họp vào năm 2013 để đánh giá quá trình hưởng ứng “thách thức” của Mỹ và xem xét lại thể chế của các chương trình GAFSP.
Được thành lập theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo G-20, GAFSP đại diện cho nỗ lực toàn cầu nhằm tài trợ cho những người dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng của nạn nghèo đói. Chương trình này cung cấp vốn thông qua hai kênh: một cho các hoạt động ở khu vực công và một cho khu vực tư nhân./.
Ông Geithner đã tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng đóng góp thêm 1 USD trong mỗi 2 USD mà các nhà tài trợ khác đóng góp, cho đến khi lên đến tổng số tiền Mỹ đóng góp là 475 triệu USD. Đáp lại, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ngay lập tức cam kết sẽ đóng góp thêm 30 triệu USD mỗi nước và Quỹ Bill & Melinda Gates đã cho biết dự định tăng gấp đôi khoản đóng góp của họ.
Mỹ cũng đưa các cam kết hồi năm ngoái của Canada, Hà Lan và Anh vào thách thức này, nâng tổng cam kết tài chính cho GAFSP lên 1,3 tỷ USD.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Geithner nói: “Ngày hôm nay Mỹ một lần nữa cho thấy cam kết của mình đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống nạn đói và suy dinh dưỡng. Bằng cách đầu tư vào GAFSP, chúng tôi sẽ huy động vốn từ các nguồn khác nhau và bắt đầu những chương trình đổi mới mà sẽ giúp các cộng đồng trở nên hiệu quả hơn, giúp nông dân tăng năng suất và các gia đình thoát khỏi nghèo đói.”
Giá lương thực trên thị trường thế giới đã tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm gần đây, gây thêm sức ép cho các nước nghèo. Thậm chí ngay trước khi giá lương thực có biến động lớn vào cuối năm 2007, hàng trăm triệu người đã chịu nạn đói và suy dinh dưỡng kinh niên.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho rằng thảm kịch thực sự của giá lương thực tăng là việc tăng giá trong ngắn hạn đã gây ra những hậu quả lâu dài cho những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất. Ông cho rằng những giải pháp lâu dài đòi hỏi phải có sự cam kết chắc chắn, sự phối hợp và thận trọng từ cộng đồng quốc tế. Những cam kết mới này rất quan trọng đối với những nỗ lực nhằm chấm dứt nạn đói.
Để đối phó với giá lương thực tăng cao và bất ổn, các nhà tài trợ và các nước đang phát triển đang hợp tác với nhau để tăng năng suất nông nghiệp, cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng, kết nối tốt hơn người nông dân với thị trường để họ có thể bán các sản phẩm của họ và tăng thu nhập.
GAFSP đã phân bổ 658 triệu yen cho 18 nước và trông đợi sẽ làm lợi trực tiếp cho ít nhất 8,2 triệu người bằng cách tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập ở nông thôn và kết nối người nông dân với thị trường.
Ông Geoff Lamb, Chủ tịch Ủy ban Chính sách toàn cầu và Vận động của Quỹ Gates, nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế cần tập trung vào đầu tư dài hạn để giúp các nông dân làm ăn nhỏ và phát triển nông nghiệp có hiệu quả hơn nhiều lần so với các lĩnh vực khác trong việc giảm đói nghèo. Đây cũng là phần chủ chốt trong chiến lược đối phó với bất ổn về lương thực của Quỹ Gates.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Bahk Jae Wan cho rằng GAFSP là phương tiện quan trọng mà chính phủ và người dân Hàn Quốc có thể chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế với các nước thu nhập thấp để thúc đẩy tăng trưởng, giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân.
Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Tsutomu Okubo cho rằng trong hỗ trợ nông nghiệp cần cải thiện sự tiếp cận các nguồn tài chính không chỉ cho khu vực công mà còn cho cả khu vực tư nhân vì phát triển khu vực tư nhân là một phần chủ yếu của tiến trình cần thiết để tạo ra việc làm và hỗ trợ các chương trình nông nghiệp.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí họp vào năm 2013 để đánh giá quá trình hưởng ứng “thách thức” của Mỹ và xem xét lại thể chế của các chương trình GAFSP.
Được thành lập theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo G-20, GAFSP đại diện cho nỗ lực toàn cầu nhằm tài trợ cho những người dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng của nạn nghèo đói. Chương trình này cung cấp vốn thông qua hai kênh: một cho các hoạt động ở khu vực công và một cho khu vực tư nhân./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)