Trong số ra mới đây, tạp chí Dầu mỏ và khí đốt Arập (PGA) đã nhấn mạnh đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách năng lượng của các nước Arập khi lựa chọn phát triển năng lượng Mặt Trời.
PGA dự báo, các nước Arập trong tương lai sẽ trở thành các nước xuất khẩu điện được sản xuất từ năng lượng sạch này. Không một nơi nào trên thế giới có sự phát triển năng lượng Mặt Trời mạnh như tại Trung Đông và Bắc Phi.
PGA cho biết, ba siêu dự án xuyên quốc gia đã được triển khai trong khoảng thời gian 2008-2010, đó là Kế hoạch năng lượng Mặt Trời Địa Trung Hải, dự án điện năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới Desertec và dự án Medgrid.
Ngoài ra, còn có rất nhiều chương trình quốc gia được hoạch định tại tất cả các quốc gia liên quan, với tổng số 130 dự án năng lượng Mặt Trời. Chi phí cho những kế hoạch quốc gia và xuyên quốc gia ước tính lên tới 11 tỷ euro/năm từ nay đến 2020.
PGA cho rằng, cũng giống như các quốc gia trên thế giới, các nước Arập đã trở nên rất nhạy cảm đối với vấn đề ô nhiễm môi trường và nhận thấy sự cần thiết của việc phát huy giá trị các nguồn năng lượng sạch, một xu hướng được khuyến khích tại các nước.
Theo PGA, với việc giá dầu trong trung hạn và dài hạn sẽ tăng, việc cần thiết đối với các nước này là kéo dài sự hoạt động của các mỏ dầu và phát triển các nguồn năng lượng không bị cạn kiệt trở thành một vấn đề quan trọng.
Tái xuất hiện năm 2006 sau 15 năm bị chìm vào quên lãng, ngành năng lượng Mặt Trời đã có bước tiến nhảy vọt trong năm 2007 với công suất 100MW trên toàn thế giới, và được dự báo sẽ tiếp tục lên ngôi trong những năm tới.
Theo tính toán, nếu so sánh trên một đơn vị sản lượng điện, các nhà máy sản xuất điện nhờ sử dụng nhiệt bức xạ của Mặt Trời (CSP) tốn ít diện tích hơn so với nhà máy thủy điện (tính cả diện tích đất ngật lụt) và cả các nhà máy nhiệt điện chạy than (tính cả lượng đất phục vụ khai mỏ).
PGA cho biết, các nhà máy CSP chiếm chưa đến 0,3% diện tích sa mạc của Bắc Phi và Trung Đông sẽ có thể sản xuất đủ điện phục vụ hai khu vực này và Liên minh châu Âu (EU).
Ước tính đến năm 2014, công suất điện từ các nhà máy CSP sẽ đạt 6.400MW. Nếu tốc độ tăng trưởng hàng năm của CSP đến hết năm 2012 được duy trì đến năm 2020, công suất điện sản xuất từ năng lượng Mặt Trời trên toàn thế giới sẽ vượt mức 200.000MW, tương đương với công suất của 135 nhà máy nhiệt điện đốt than./.
PGA dự báo, các nước Arập trong tương lai sẽ trở thành các nước xuất khẩu điện được sản xuất từ năng lượng sạch này. Không một nơi nào trên thế giới có sự phát triển năng lượng Mặt Trời mạnh như tại Trung Đông và Bắc Phi.
PGA cho biết, ba siêu dự án xuyên quốc gia đã được triển khai trong khoảng thời gian 2008-2010, đó là Kế hoạch năng lượng Mặt Trời Địa Trung Hải, dự án điện năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới Desertec và dự án Medgrid.
Ngoài ra, còn có rất nhiều chương trình quốc gia được hoạch định tại tất cả các quốc gia liên quan, với tổng số 130 dự án năng lượng Mặt Trời. Chi phí cho những kế hoạch quốc gia và xuyên quốc gia ước tính lên tới 11 tỷ euro/năm từ nay đến 2020.
PGA cho rằng, cũng giống như các quốc gia trên thế giới, các nước Arập đã trở nên rất nhạy cảm đối với vấn đề ô nhiễm môi trường và nhận thấy sự cần thiết của việc phát huy giá trị các nguồn năng lượng sạch, một xu hướng được khuyến khích tại các nước.
Theo PGA, với việc giá dầu trong trung hạn và dài hạn sẽ tăng, việc cần thiết đối với các nước này là kéo dài sự hoạt động của các mỏ dầu và phát triển các nguồn năng lượng không bị cạn kiệt trở thành một vấn đề quan trọng.
Tái xuất hiện năm 2006 sau 15 năm bị chìm vào quên lãng, ngành năng lượng Mặt Trời đã có bước tiến nhảy vọt trong năm 2007 với công suất 100MW trên toàn thế giới, và được dự báo sẽ tiếp tục lên ngôi trong những năm tới.
Theo tính toán, nếu so sánh trên một đơn vị sản lượng điện, các nhà máy sản xuất điện nhờ sử dụng nhiệt bức xạ của Mặt Trời (CSP) tốn ít diện tích hơn so với nhà máy thủy điện (tính cả diện tích đất ngật lụt) và cả các nhà máy nhiệt điện chạy than (tính cả lượng đất phục vụ khai mỏ).
PGA cho biết, các nhà máy CSP chiếm chưa đến 0,3% diện tích sa mạc của Bắc Phi và Trung Đông sẽ có thể sản xuất đủ điện phục vụ hai khu vực này và Liên minh châu Âu (EU).
Ước tính đến năm 2014, công suất điện từ các nhà máy CSP sẽ đạt 6.400MW. Nếu tốc độ tăng trưởng hàng năm của CSP đến hết năm 2012 được duy trì đến năm 2020, công suất điện sản xuất từ năng lượng Mặt Trời trên toàn thế giới sẽ vượt mức 200.000MW, tương đương với công suất của 135 nhà máy nhiệt điện đốt than./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)