Được coi là một trong những nút thắt của tiến trình đàm phán TPP, các cuộcthương lượng về vấn đề sở hữu trí tuệ được dự báo sẽ đầy khó khăn.
Phát biểutrước vòng đàm phán TPP lần đầu tiên diễn ra tại Nhật Bản này, phó đoàn đàm phánnước chủ nhà Hiroshi Oe khẳng định các cuộc thương lượng về sở hữu trí tuệ baogồm nhiều vấn đề chuyên môn và các đoàn nhất trí thảo luận kỹ càng từng đề mụcđể sớm hoàn tất tiến trình đàm phán.
[Đàm phán TPP gặp trở ngại vì các bất đồng dai dẳng]
Trong số các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ, phía Mỹ muốn kéo dàithời hạn bằng sáng chế đối với các loại thuốc mới để tạo điều kiện cho các hãngdược phẩm có thể bù đắp được cho khoản vốn đầu tư khổng lồ.
Tuy nhiên, Malaysialại phản đối quan điểm này, cho rằng nó có thể cản trở quá trình phổ biến cácloại thuốc cùng loại giá rẻ. Trong khi đó, Nhật Bản đề nghị phạt nặng các hànhvi xâm phạm bản quyền đối với các bộ phim và các nhân vật hoạt hình.
Đến nay, tiến trình đàm phán TPP đã kéo dài ba năm và hiện có 12 nước thamgia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,Singapore, Nhật Bản, Mỹ và Việt Nam.
Mục tiêu của các nước là thiết lập một khuvực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương với 800 triệu dân, chiếm 1/3 kimngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới.
Các bên hy vọng một khi được ký kết, hiệp định này sẽ giúp xóa bỏ phần lớncác rào cản thương mại, đảm bảo quyền của người lao động, bảo vệ môi trường vàquyền sở hữu trí tuệ.
Với các mục tiêu trên, TPP được coi là hiệp định thươngmại đa phương tham vọng nhất kể từ khi vòng đàm phán về tự do thương mại toàncầu Doha thất bại, cho phép đặt ra “tiêu chuẩn cao” trong việc loại bỏ thuế quanvà rào cản phi thuế quan vốn là những nguyên nhân hạn chế tăng trưởng./.