Các nước chậm phát triển nhất thế giới (LDC) không được hưởng lợi ích công bằng từ quá trình toàn cầu hóa, thậm chí còn bị thua thiệt do phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa xuất khẩu.
Lời cảnh báo trên đã được Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi đưa ra ngày 28/11.
Tổng Thư ký nhấn mạnh mặc dù trong thời kỳ bùng nổ giá hàng hóa từ năm 2002 đến năm 2007, các nước LDC đạt mức tăng trưởng trung bình 7%/năm nhưng mô hình tăng trưởng này không bền vững và không toàn diện.
Giá hàng hóa tăng cao, chủ yếu là giá dầu và khí đốt, không giải quyết được vấn đề biến động giá cả hàng hóa xuất khẩu với biên độ lớn và sự phụ thuộc của LDC vào xuất khẩu hàng hóa không những không giảm mà còn tăng lên.
Trong thời kỳ bùng nổ giá hàng hóa, sự phụ thuộc này rõ nét trong khi các khu vực công nghiệp chế tạo của các nước LDC lại suy giảm và quá trình công nghiệp hóa bị tổn hại nghiêm trọng.
Các nước LDC không thể đa dạng hóa nền kinh tế để chuyển từ mô hình phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa sang mô hình sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đặc biệt khu vực nông nghiệp không được hưởng lợi gì từ toàn cầu hóa. Sự phụ thuộc của các nước LDC vào lương thực nhập khẩu ngày càng lớn với tổng số tiền dành để nhập khẩu lương thực tăng từ 9 tỷ USD năm 2002 lên 24 tỷ USD vào năm 2008.
Ông Supachai Panitchpakdi lưu ý rằng một trong những thảm họa kinh tế của các nước LDC là mở cửa thị trường quá nhanh trong khi để được hưởng đầy đủ lợi ích của toàn cầu hóa, chính phủ các nước này phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, áp dụng một chiến lược phát triển “một mô hình cho tất cả các nước” vừa không hiệu quả vừa làm tăng trung bình 3 triệu người cùng khổ mỗi năm trong thời kỳ bùng nổ giá hàng hóa. Trong năm 2007, số người cùng khổ tại các nước LDC là khoảng 421 triệu người, tăng gấp đôi so với năm 1980, chiếm 53% dân số các nước LDC trên toàn cầu.
Tổng Thư ký UNCTAD kêu gọi cộng đồng quốc tế sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu để sớm đem lại lợi ích cho các nước LDC trong đó hoàn toàn miễn thuế và phi hạn ngạch cho hàng hóa của các nước này, loại bỏ tất cả các biện pháp làm biến dạng thương mại, chuyển giao công nghệ ưu đãi đối với các nước LDC đồng thời các nước phát triển cần thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết hỗ trợ tài chính để các nước nghèo thích nghi và đối phó hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu.
Các nước LDC cần được hưởng lợi ích của hợp tác Nam-Nam và hợp tác tam giác Nam-Bắc-Nam với các nước phương Bắc./.
Lời cảnh báo trên đã được Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi đưa ra ngày 28/11.
Tổng Thư ký nhấn mạnh mặc dù trong thời kỳ bùng nổ giá hàng hóa từ năm 2002 đến năm 2007, các nước LDC đạt mức tăng trưởng trung bình 7%/năm nhưng mô hình tăng trưởng này không bền vững và không toàn diện.
Giá hàng hóa tăng cao, chủ yếu là giá dầu và khí đốt, không giải quyết được vấn đề biến động giá cả hàng hóa xuất khẩu với biên độ lớn và sự phụ thuộc của LDC vào xuất khẩu hàng hóa không những không giảm mà còn tăng lên.
Trong thời kỳ bùng nổ giá hàng hóa, sự phụ thuộc này rõ nét trong khi các khu vực công nghiệp chế tạo của các nước LDC lại suy giảm và quá trình công nghiệp hóa bị tổn hại nghiêm trọng.
Các nước LDC không thể đa dạng hóa nền kinh tế để chuyển từ mô hình phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa sang mô hình sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đặc biệt khu vực nông nghiệp không được hưởng lợi gì từ toàn cầu hóa. Sự phụ thuộc của các nước LDC vào lương thực nhập khẩu ngày càng lớn với tổng số tiền dành để nhập khẩu lương thực tăng từ 9 tỷ USD năm 2002 lên 24 tỷ USD vào năm 2008.
Ông Supachai Panitchpakdi lưu ý rằng một trong những thảm họa kinh tế của các nước LDC là mở cửa thị trường quá nhanh trong khi để được hưởng đầy đủ lợi ích của toàn cầu hóa, chính phủ các nước này phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, áp dụng một chiến lược phát triển “một mô hình cho tất cả các nước” vừa không hiệu quả vừa làm tăng trung bình 3 triệu người cùng khổ mỗi năm trong thời kỳ bùng nổ giá hàng hóa. Trong năm 2007, số người cùng khổ tại các nước LDC là khoảng 421 triệu người, tăng gấp đôi so với năm 1980, chiếm 53% dân số các nước LDC trên toàn cầu.
Tổng Thư ký UNCTAD kêu gọi cộng đồng quốc tế sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu để sớm đem lại lợi ích cho các nước LDC trong đó hoàn toàn miễn thuế và phi hạn ngạch cho hàng hóa của các nước này, loại bỏ tất cả các biện pháp làm biến dạng thương mại, chuyển giao công nghệ ưu đãi đối với các nước LDC đồng thời các nước phát triển cần thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết hỗ trợ tài chính để các nước nghèo thích nghi và đối phó hiệu quả với các tác động của biến đổi khí hậu.
Các nước LDC cần được hưởng lợi ích của hợp tác Nam-Nam và hợp tác tam giác Nam-Bắc-Nam với các nước phương Bắc./.
(TTXVN/Vietnam+)