Ngày 9/6, các nước giàu tranh cãi với các nước nghèo xung quanh những đề xuất siết chặt việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định chống buôn bán hàng giả (ACTA).
Bất đồng xảy ra ngay trước cuộc họp thường kỳ của hàng chục quốc gia thuộc nhóm các nước phát triển và mới nổi bàn cách kiểm soát việc bảo vệ thương hiệu hiệu quả hơn và cấm nạn sao chép qua Internet.
Nhiều nước đang phát triển lo ngại các đề xuất trên sẽ đi xa hơn những quy định hiện hành trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) và có thể bị lợi dụng để cản trở các hoạt động thương mại hợp pháp.
Một đại diện Trung Quốc cho rằng những đề xuất này có thể tạo lỗ hổng để các tổ chức cạnh tranh lợi dụng gây rối loạn thương mại toàn cầu.
Ấn Độ đặc biệt lo ngại tác động của những đề xuất này đối với dược phẩm sản xuất từ gen. New Delhi từng kiện Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc EU tịch thu loại sản phẩm này của Ấn Độ khi chúng được trung chuyển qua lãnh thổ một số nước thành viên EU. Ấn Độ cáo buộc một số nước tham gia ACTA lợi dụng mối lo ngại về dược phẩm giả để dìm các loại dược phẩm sản xuất từ gen.
Các quan chức EU và Mỹ cho rằng hàng giả như dược phẩm hoặc phụ tùng ôtô là mối lo ngại ngày càng lớn đối với sức khỏe và an toàn tính mạng của con người, đặc biệt ở những nước đang phát triển. EU dẫn số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính các hoạt động thương mại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới lên tới hơn 150 tỷ euro (201,3 tỷ USD) một năm.
Quan chức hàng đầu của EU phụ trách vấn đề quyền sở hữu trí tuệ Luc Devigne cho rằng nạn hàng giả hiện đang bùng nổ, trong khi lập luận của Ấn Độ về dược phẩm sản xuất từ gen là không có cơ sở vì những tranh chấp về dược phẩm sản xuất từ gen liên quan những bất đồng về bằng sáng chế.
Các cuộc đàm phán chính thức về ACTA được khởi động từ tháng 6/2008. Các bên tham gia dự định tiến hành vòng đàm phán chính thức ở thành phối Lucerne, Thụy Sỹ vào cuối tháng này.
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cơ quan quản lý bản quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu thuộc Liên hợp quốc, vừa khai trương trang web WIPO GOLD nhằm phổ cập trực tuyến các thông tin về vấn đề này.
WIPO GOLD cung cấp nhanh, miễn phí và truy cập dễ dàng kho dữ kiện về bản quyền sở hữu trí tuệ (IP) và các công cụ khác về công nghệ, thương hiệu, mẫu mã, các bản quyền về thiết kế, các số liệu thống kê về IP, các tiêu chuẩn IP, các hệ thống phân loại IP, luật IP và các hiệp ước, hiệp định quốc tế và quốc gia về IP...
Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry nhấn mạnh WIPO GOLD thực hiện mục tiêu chiến lược của WIPO là phổ cập nguồn tham khảo toàn cầu về các thông tin và phân tích về sở hữu trí tuệ thế giới nhằm thu hẹp khoảng cách tri thức toàn cầu. Trang web này sẽ được bổ sung, làm giàu và hiện đại hóa các công cụ để hoàn thiện hơn theo thời gian.
Nhiều thông tin công nghệ trong các bằng phát minh sáng chế vốn là những nguồn thông tin quý giá trong các xã hội tri thức hiện đại sẽ không được công bố ở bất cứ địa chỉ nào khác ngoài WIPO GOLD. Dịch vụ tìm kiếm của WIPO GOLD sẽ cho phép tiếp cận chất lượng cao khoảng 1,7 triệu phát minh sáng chế quốc tế được đệ trình để WIPO xem xét cấp bản quyền quốc tế cũng như hồ sơ dữ liệu về bằng phát minh sáng chế của các nước trên toàn cầu./.
Bất đồng xảy ra ngay trước cuộc họp thường kỳ của hàng chục quốc gia thuộc nhóm các nước phát triển và mới nổi bàn cách kiểm soát việc bảo vệ thương hiệu hiệu quả hơn và cấm nạn sao chép qua Internet.
Nhiều nước đang phát triển lo ngại các đề xuất trên sẽ đi xa hơn những quy định hiện hành trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) và có thể bị lợi dụng để cản trở các hoạt động thương mại hợp pháp.
Một đại diện Trung Quốc cho rằng những đề xuất này có thể tạo lỗ hổng để các tổ chức cạnh tranh lợi dụng gây rối loạn thương mại toàn cầu.
Ấn Độ đặc biệt lo ngại tác động của những đề xuất này đối với dược phẩm sản xuất từ gen. New Delhi từng kiện Liên minh châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc EU tịch thu loại sản phẩm này của Ấn Độ khi chúng được trung chuyển qua lãnh thổ một số nước thành viên EU. Ấn Độ cáo buộc một số nước tham gia ACTA lợi dụng mối lo ngại về dược phẩm giả để dìm các loại dược phẩm sản xuất từ gen.
Các quan chức EU và Mỹ cho rằng hàng giả như dược phẩm hoặc phụ tùng ôtô là mối lo ngại ngày càng lớn đối với sức khỏe và an toàn tính mạng của con người, đặc biệt ở những nước đang phát triển. EU dẫn số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính các hoạt động thương mại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới lên tới hơn 150 tỷ euro (201,3 tỷ USD) một năm.
Quan chức hàng đầu của EU phụ trách vấn đề quyền sở hữu trí tuệ Luc Devigne cho rằng nạn hàng giả hiện đang bùng nổ, trong khi lập luận của Ấn Độ về dược phẩm sản xuất từ gen là không có cơ sở vì những tranh chấp về dược phẩm sản xuất từ gen liên quan những bất đồng về bằng sáng chế.
Các cuộc đàm phán chính thức về ACTA được khởi động từ tháng 6/2008. Các bên tham gia dự định tiến hành vòng đàm phán chính thức ở thành phối Lucerne, Thụy Sỹ vào cuối tháng này.
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cơ quan quản lý bản quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu thuộc Liên hợp quốc, vừa khai trương trang web WIPO GOLD nhằm phổ cập trực tuyến các thông tin về vấn đề này.
WIPO GOLD cung cấp nhanh, miễn phí và truy cập dễ dàng kho dữ kiện về bản quyền sở hữu trí tuệ (IP) và các công cụ khác về công nghệ, thương hiệu, mẫu mã, các bản quyền về thiết kế, các số liệu thống kê về IP, các tiêu chuẩn IP, các hệ thống phân loại IP, luật IP và các hiệp ước, hiệp định quốc tế và quốc gia về IP...
Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry nhấn mạnh WIPO GOLD thực hiện mục tiêu chiến lược của WIPO là phổ cập nguồn tham khảo toàn cầu về các thông tin và phân tích về sở hữu trí tuệ thế giới nhằm thu hẹp khoảng cách tri thức toàn cầu. Trang web này sẽ được bổ sung, làm giàu và hiện đại hóa các công cụ để hoàn thiện hơn theo thời gian.
Nhiều thông tin công nghệ trong các bằng phát minh sáng chế vốn là những nguồn thông tin quý giá trong các xã hội tri thức hiện đại sẽ không được công bố ở bất cứ địa chỉ nào khác ngoài WIPO GOLD. Dịch vụ tìm kiếm của WIPO GOLD sẽ cho phép tiếp cận chất lượng cao khoảng 1,7 triệu phát minh sáng chế quốc tế được đệ trình để WIPO xem xét cấp bản quyền quốc tế cũng như hồ sơ dữ liệu về bằng phát minh sáng chế của các nước trên toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)