Trong phiên giao dịch ngày 26/7 tại thị trường châu Á, hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán đều đồng loạt khởi sắc nhờ báo cáo lợi nhuận khả quan của một số doanh nghiệp Mỹ.
Thêm vào đó, những mối lo ngại về diễn biến phức tạp của khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng phần nào được xoa dịu bởi những hy vọng rằng Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) có thể sẽ được tăng cường thêm nguồn tài chính trong thời gian tới.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 77,20 điểm, tương đương 0,92%, lên 8.443,10 điểm.
Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tiến 23,8 điểm (0,58%), lên 4.147,7 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc ghi thêm 13,16 điểm (0,74%), đóng cửa ở mức 1.782,47 điểm.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại tiếp tục diễn biến đi xuống từ đầu phiên để khép lại ngày giao dịch trong “sắc đỏ,” do nhiều nhà đầu tư thận trọng chờ đợi diễn biến của mùa công bố lợi nhuận kinh doanh quý II của các công ty trong nước.
Chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt giảm 15,46 điểm và 10,15 điểm (0,48%), xuống 18.892,79 điểm và 2.126 điểm.
Chứng khoán châu Á đua nhau khởi sắc hòa theo xu hướng tăng điểm của các thị trường chứng khoán hai bờ Đại Tây Dương trong phiên trước, nhờ báo cáo lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp Mỹ trong quý II vừa qua.
Ngoài ra, tâm lý của giới đầu tư còn được trấn an bởi lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha đã bất nhờ giảm nhẹ , sau khi chạm mức cao kỷ lục vào ngày 24/7, dấy lên mối lo rằng Madrid có thể sẽ phải nối gót Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland, để viện tới một gói cứu trợ tài chính quốc tế.
Đóng cửa phiên, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha giảm xuống còn 7,376%, sau khi có lúc “vọt” lên tới 7,621%.
Bên cạnh đó, đà tăng của thị trường cổ phiếu cũng được hỗ trợ bởi phát biểu của Thống đốc Ngân hàng trung ương Áo, Ewald Nowotny - thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) rằng, Cơ chế bình ổn châu Âu sắp được cấp phép hoạt động ngân hàng nhằm tiếp cận gần hơn tới nguồn vốn của ECB.
Dù vậy, triển vọng kinh tế của châu Âu vẫn còn khá mù mờ, khi mà kết quả khảo sát mới đây cho hay lòng tin doanh nghiệp Đức đã sụt giảm ba tháng liên tiếp vào tháng Bảy này; còn kinh tế Anh tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong quý II, chỉ đạt mức 0,7%, có nguy cơ đẩy nước này rơi sâu vào cuộc suy thoái kép.
Đêm trước (25/7) tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán Phố Wall trồi sụt thất thường theo kết quả kinh doanh trái chiều của các doanh nghiệp Mỹ.
Đáng chú ý là hãng Apple, doanh nghiệp hiện có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất nước Mỹ, báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2012 thấp hơn dự báo của giới phân tích, do chịu tác động từ tình hình châu Âu và việc người tiêu dùng ngừng mua iPhone trước khi mẫu mới chính thức được ra mắt vào cuối năm nay.
Chốt phiên giao dịch 25/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 58,73 điểm, tương đương 0,47%, lên 12.676,05 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm 0,42 điểm (0,03%), xuống còn 1.337,89 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite hạ 8,75 điểm (0,31%), xuống 2.854,24 điểm./.
Thêm vào đó, những mối lo ngại về diễn biến phức tạp của khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng phần nào được xoa dịu bởi những hy vọng rằng Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) có thể sẽ được tăng cường thêm nguồn tài chính trong thời gian tới.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 77,20 điểm, tương đương 0,92%, lên 8.443,10 điểm.
Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng tiến 23,8 điểm (0,58%), lên 4.147,7 điểm; còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc ghi thêm 13,16 điểm (0,74%), đóng cửa ở mức 1.782,47 điểm.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại tiếp tục diễn biến đi xuống từ đầu phiên để khép lại ngày giao dịch trong “sắc đỏ,” do nhiều nhà đầu tư thận trọng chờ đợi diễn biến của mùa công bố lợi nhuận kinh doanh quý II của các công ty trong nước.
Chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt giảm 15,46 điểm và 10,15 điểm (0,48%), xuống 18.892,79 điểm và 2.126 điểm.
Chứng khoán châu Á đua nhau khởi sắc hòa theo xu hướng tăng điểm của các thị trường chứng khoán hai bờ Đại Tây Dương trong phiên trước, nhờ báo cáo lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp Mỹ trong quý II vừa qua.
Ngoài ra, tâm lý của giới đầu tư còn được trấn an bởi lãi suất trái phiếu Chính phủ Tây Ban Nha đã bất nhờ giảm nhẹ , sau khi chạm mức cao kỷ lục vào ngày 24/7, dấy lên mối lo rằng Madrid có thể sẽ phải nối gót Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland, để viện tới một gói cứu trợ tài chính quốc tế.
Đóng cửa phiên, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha giảm xuống còn 7,376%, sau khi có lúc “vọt” lên tới 7,621%.
Bên cạnh đó, đà tăng của thị trường cổ phiếu cũng được hỗ trợ bởi phát biểu của Thống đốc Ngân hàng trung ương Áo, Ewald Nowotny - thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) rằng, Cơ chế bình ổn châu Âu sắp được cấp phép hoạt động ngân hàng nhằm tiếp cận gần hơn tới nguồn vốn của ECB.
Dù vậy, triển vọng kinh tế của châu Âu vẫn còn khá mù mờ, khi mà kết quả khảo sát mới đây cho hay lòng tin doanh nghiệp Đức đã sụt giảm ba tháng liên tiếp vào tháng Bảy này; còn kinh tế Anh tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong quý II, chỉ đạt mức 0,7%, có nguy cơ đẩy nước này rơi sâu vào cuộc suy thoái kép.
Đêm trước (25/7) tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán Phố Wall trồi sụt thất thường theo kết quả kinh doanh trái chiều của các doanh nghiệp Mỹ.
Đáng chú ý là hãng Apple, doanh nghiệp hiện có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất nước Mỹ, báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2012 thấp hơn dự báo của giới phân tích, do chịu tác động từ tình hình châu Âu và việc người tiêu dùng ngừng mua iPhone trước khi mẫu mới chính thức được ra mắt vào cuối năm nay.
Chốt phiên giao dịch 25/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 58,73 điểm, tương đương 0,47%, lên 12.676,05 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm 0,42 điểm (0,03%), xuống còn 1.337,89 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite hạ 8,75 điểm (0,31%), xuống 2.854,24 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)