Theo mạng tin Project syndicate, các số liệu chính thức mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc đã chạm mức đáy và nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 dự kiến đạt 7,8%.
Dự báo trên không gây bất ngờ bởi vì cho tới gần đây, hoạt động kinh tế tại Trung Quốc rất đáng thất vọng do ba yếu tố.
Thứ nhất, ảnh hưởng của sự suy giảm trong đầu tư bất động sản đối với nền kinh tế mạnh hơn dự kiến. Thứ hai, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với kinh tế Trung Quốc cũng nghiêm trọng hơn. Thứ ba, mặc dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 11/2011 và đưa ra một vài chính sách khuyến khích tài chính, Chính phủ vẫn không có những biện pháp nới lỏng tiền tệ tiếp theo để hỗ trợ tăng trưởng.
Trong quý 4/2012, sự phục hồi tăng trưởng được kỳ vọng lâu nay cuối cùng đã diễn ra, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế tiềm tàng của Trung Quốc vẫn khoảng 8%. Hơn nữa, tình hình tài chính của Trung Quốc là vững mạnh khi tỷ lệ nợ công tính trên GDP của Trung Quốc vẫn dưới 60%. Thêm vào đó, PBOC vẫn có khả năng hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chuẩn, hiện ở mức 20% và 6%/năm, mà không sợ gây ra lạm phát.
Tuy nhiên, những thách thức thực sự mà Trung Quốc phải đối mặt nằm ở trung và dài hạn. Sự phục hồi kinh tế hiện nay không phải là thành tựu đáng chúc mừng, nhất là nếu việc này ảnh hưởng đến việc tiếp tục cải cách và điều chỉnh cơ cấu. Thứ nhất, việc dân số Trung Quốc đang nhanh chóng lão hóa có thể hạ thấp đáng kể tiềm năng tăng trưởng.
Hơn nữa, các yếu tố thuận lợi khác đang mất dần, như mức tăng quá nhanh trong đầu tư vào tài sản cố định đang làm giảm hiệu quả đầu tư vốn của Trung Quốc và làm giảm mức tăng sản lượng tiềm tàng hơn nữa.
Khi kinh tế Trung Quốc tiến đến hiện đại hóa công nghệ hoàn toàn, lợi thế đi sau của Trung Quốc sẽ mất và việc Trung Quốc không có khả năng đổi mới có thể là một cản trở nghiêm trọng cho sự tăng trưởng hơn nữa. Mặc dù việc tích cực tham gia các mạng lưới sản xuất toàn cầu đã mang lại lợi ích lớn, nhưng điều đó cũng có thể khiến Trung Quốc bị kẹt ở phần thấp hơn trong chuỗi giá trị, qua đó làm giảm quy mô tiến bộ trong tương lai.
Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đồng nghĩa với việc các nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu thô sẽ ngày càng hạn chế tiềm năng tăng trưởng, đồng thời,yêu cầu bảo vệ môi trường và các quyền cơ bản khác chắc chắn sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Tương tự, môi trường bên ngoài có thể ít hỗ trợ hơn khi tiến trình giải nợ toàn cầu lâu dài sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Trung Quốc.
Cuối cùng, bất chấp việc Trung Quốc là một trong những chủ nợ ròng lớn nhất thế giới, Bắc Kinh sẽ bị thâm hụt cán cân đầu tư trong nhiều năm. Nếu mô hình này tiếp tục tồn tại, Trung Quốc có thể phải đối mặt việc cán cân thanh toán cản trở tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Do nhịp độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn, tình hình tài chính của Trung Quốc có thể xấu đi, ban đầu thì từ từ và sau thì nhanh chóng, với tỷ lệ nợ công/GDP có thể tăng đến mức không bền vững. Khi Trung Quốc cần sử dụng số tiền tiết kiệm - đã tích tụ trong hơn 2 thế hệ và đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ - để giảm những khó khăn tài chính, họ sẽ thấy rằng giá trị dự trữ ngoại hối của họ đã bốc hơi. Khi tình hình tài chính của Trung Quốc xấu đi nhanh chóng, nền kinh tế nước này sẽ phải chịu sự hạ cánh không nhẹ nhàng.
Việc Trung Quốc có thể hoàn thành tiến trình cải cách và điều chỉnh kinh tế trong 5 năm tới là chìa khóa cho tương lai của nước này./.
Dự báo trên không gây bất ngờ bởi vì cho tới gần đây, hoạt động kinh tế tại Trung Quốc rất đáng thất vọng do ba yếu tố.
Thứ nhất, ảnh hưởng của sự suy giảm trong đầu tư bất động sản đối với nền kinh tế mạnh hơn dự kiến. Thứ hai, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đối với kinh tế Trung Quốc cũng nghiêm trọng hơn. Thứ ba, mặc dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 11/2011 và đưa ra một vài chính sách khuyến khích tài chính, Chính phủ vẫn không có những biện pháp nới lỏng tiền tệ tiếp theo để hỗ trợ tăng trưởng.
Trong quý 4/2012, sự phục hồi tăng trưởng được kỳ vọng lâu nay cuối cùng đã diễn ra, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế tiềm tàng của Trung Quốc vẫn khoảng 8%. Hơn nữa, tình hình tài chính của Trung Quốc là vững mạnh khi tỷ lệ nợ công tính trên GDP của Trung Quốc vẫn dưới 60%. Thêm vào đó, PBOC vẫn có khả năng hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chuẩn, hiện ở mức 20% và 6%/năm, mà không sợ gây ra lạm phát.
Tuy nhiên, những thách thức thực sự mà Trung Quốc phải đối mặt nằm ở trung và dài hạn. Sự phục hồi kinh tế hiện nay không phải là thành tựu đáng chúc mừng, nhất là nếu việc này ảnh hưởng đến việc tiếp tục cải cách và điều chỉnh cơ cấu. Thứ nhất, việc dân số Trung Quốc đang nhanh chóng lão hóa có thể hạ thấp đáng kể tiềm năng tăng trưởng.
Hơn nữa, các yếu tố thuận lợi khác đang mất dần, như mức tăng quá nhanh trong đầu tư vào tài sản cố định đang làm giảm hiệu quả đầu tư vốn của Trung Quốc và làm giảm mức tăng sản lượng tiềm tàng hơn nữa.
Khi kinh tế Trung Quốc tiến đến hiện đại hóa công nghệ hoàn toàn, lợi thế đi sau của Trung Quốc sẽ mất và việc Trung Quốc không có khả năng đổi mới có thể là một cản trở nghiêm trọng cho sự tăng trưởng hơn nữa. Mặc dù việc tích cực tham gia các mạng lưới sản xuất toàn cầu đã mang lại lợi ích lớn, nhưng điều đó cũng có thể khiến Trung Quốc bị kẹt ở phần thấp hơn trong chuỗi giá trị, qua đó làm giảm quy mô tiến bộ trong tương lai.
Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đồng nghĩa với việc các nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu thô sẽ ngày càng hạn chế tiềm năng tăng trưởng, đồng thời,yêu cầu bảo vệ môi trường và các quyền cơ bản khác chắc chắn sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Tương tự, môi trường bên ngoài có thể ít hỗ trợ hơn khi tiến trình giải nợ toàn cầu lâu dài sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Trung Quốc.
Cuối cùng, bất chấp việc Trung Quốc là một trong những chủ nợ ròng lớn nhất thế giới, Bắc Kinh sẽ bị thâm hụt cán cân đầu tư trong nhiều năm. Nếu mô hình này tiếp tục tồn tại, Trung Quốc có thể phải đối mặt việc cán cân thanh toán cản trở tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Do nhịp độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn, tình hình tài chính của Trung Quốc có thể xấu đi, ban đầu thì từ từ và sau thì nhanh chóng, với tỷ lệ nợ công/GDP có thể tăng đến mức không bền vững. Khi Trung Quốc cần sử dụng số tiền tiết kiệm - đã tích tụ trong hơn 2 thế hệ và đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ - để giảm những khó khăn tài chính, họ sẽ thấy rằng giá trị dự trữ ngoại hối của họ đã bốc hơi. Khi tình hình tài chính của Trung Quốc xấu đi nhanh chóng, nền kinh tế nước này sẽ phải chịu sự hạ cánh không nhẹ nhàng.
Việc Trung Quốc có thể hoàn thành tiến trình cải cách và điều chỉnh kinh tế trong 5 năm tới là chìa khóa cho tương lai của nước này./.
Thanh Hoa (TTXVN)