Từ Kỳ họp thứ 4 đến kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã trả lời bằng văn bản đối với sáu chất vấn của đại biểu Quốc hội, 89 kiến nghị của cử tri về các vấn đề liên quan đến những lĩnh vực quản lý của Bộ.
Bộ trưởng cũng đã đề cập sâu về kết quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn cả nước hiện nay.
Bộ trưởng cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện vừa và nhỏ chưa mô tả rõ tiến độ xây dựng; chưa đề cập đầy đủ các sự cố về môi trường, cửa xả bùn, cát; thiếu các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, sự cố vỡ đập do động đất, tai biến địa chất; thiếu phần kê khai các chất thải nguy hại, biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường do sự cố tràn dầu từ tuốcbin, từ trạm biến thế điện.
[Loại khỏi quy hoạch 116 dự án thủy điện vừa và nhỏ]
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết trên địa bàn cả nước hiện có tổng số 1.110 công trình và dự án thủy điện được quy hoạch với tổng công suất lắp máy khoảng 25.290 MW. Đến nay có 239 công trình đã hoàn thành xây dựng và vận hành phát điện với tổng công suất lắp máy 13.066 MW (chiếm 51,6% tổng công suất); 217 công trình đang thi công xây dựng với tổng công suất lắp máy 6.953 MW (chiếm 27,4%); 294 dự án đang nghiên cứu đầu tư và 360 dự án chưa có chủ trương đầu tư hoặc chưa có nhà đầu tư quan tâm với tổng công suất lắp máy 5.327 MW (chiếm 21% tổng công suất).
Tổng diện tích đất được quy hoạch, thu hồi và giao, cho thuê đối với hơn 1.000 dự án thủy điện vừa và nhỏ khoảng hơn 109.560ha, trong đó diện tích đất rừng chiếm khoảng hơn 32.370ha.
Trong năm qua, với sự phối hợp của các địa phương, Bộ đã triển khai bảy đoàn thanh tra tại 16 tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; thanh tra, kiểm tra thực địa 76 dự án thủy điện gồm 33 dự án đang phát điện, 43 dự án đang triển khai xây dựng.
Các địa phương còn lại tự tiến hành thanh tra theo hướng dẫn của Bộ. Đến nay, Bộ đã nhận được báo cáo của 9 tỉnh, thành phố là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận và Khánh Hòa về kết quả thanh tra, kiểm tra, rà soát quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện.
Về công tác quản lý nhà nước đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ, tại 16 tỉnh được thanh tra, các dự án đều nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Song công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân tỉnh trong quá trình lập, thẩm định quy hoạch dự án thủy điện chưa chặt chẽ; ngân sách của các tỉnh dành cho nghiên cứu quy hoạch thủy điện còn hạn chế nên chất lượng quy hoạch và thiết kế cơ sở thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung. Sau khi rà soát, bộ ngành chức năng đã đề xuất loại khỏi quy hoạch 116 dự án thủy điện nhỏ và không xem xét bổ sung vào quy hoạch 156 vị trí có tiềm năng khai thác.
Công tác quản lý về đất đai đã được các địa phương quan tâm thực hiện, 100% các địa phương đã ban hành các văn bản quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; quy định về bồi thường, tái định cư; quy định về đơn giá đất... để các tổ chức, cá nhân thực hiện (hơn 60% dự án đang hoạt động được giao đất cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án). Các dự án thủy điện đều phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Nhưng đa số các dự án được địa phương tạm giao đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và thực hiện các hạng mục dự án, sau khi hoàn thành việc xây dựng mới kiểm kê phần đất thực tế sử dụng để làm thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất.
Vẫn còn hiện tượng ban hành quyết định thu hồi và giao đất trái thẩm quyền (tại Dự án thủy điện Vĩnh Sơn 5, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định); một số địa phương chưa chỉ đạo các sở, ngành chức năng rà soát và xử lý diện tích đất đã giao cho các chủ đầu tư dự án nhưng không còn nhu cầu sử dụng (tỉnh Gia Lai, Tuyên Quang). Việc thu hồi, chuyển mục đích, giao đất, cho thuê đất đối với một số dự án thủy điện triển khai còn chậm (có 31/76 dự án được thanh tra chưa hoàn tất thủ tục về đất đai).
Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý chưa kịp thời đối với các vi phạm của chủ đầu tư như việc thu dọn lòng hồ trước khi tích nước; rà phá bom mìn, tồn dư chất độc hóa học do chiến tranh để lại; thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo vệ sinh vùng dự án; khai thác đất, đá phục vụ thi công, làm đường thi công; biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công, chống sạt lở đất, đá tại các bờ taluy dọc theo tuyến đường thi công. Bên cạnh đó là việc thực hiện không đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường khi xây dựng khu tái định canh, định cư; đường dây tải điện, đấu nối công trình với lưới điện quốc gia; không báo cáo định kỳ kết quả quan trắc, giám sát môi trường khu vực dự án....
Các địa phương đã hướng dẫn các chủ dự án thủy điện thực hiện việc lập hồ sơ xin phép khai thác nước, thực hiện phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai... và tổ chức thực hiện thẩm định, cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước đối với các dự án thủy điện có quy mô công suất từ 2 MW trở xuống. Tuy vậy, trên thực tế còn nhiều tồn tại như chưa thực hiện việc đăng ký công trình khí tượng thủy văn theo quy định, chưa bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định, không có khả năng điều tiết nước về mùa lũ, chưa có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định.
Kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật của các chủ đầu tư dự án thủy điện cho thấy còn có những tồn tại, như một số dự án chưa hoàn tất việc lập hồ sơ về xin giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã xây dựng công trình, lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông để xây dựng nhà máy, trạm biến thế, cửa vào đường hầm dẫn nước như dự án Thủy điện Mường Kim (tỉnh Yên Bái). Còn nhiều dự án chưa đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.
Về tài nguyên nước, còn nhiều dự án chưa có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định, chưa có biện pháp duy trì dòng chảy tối thiểu hoặc có biện pháp nhưng không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định; nhiều dự án không có khả năng điều tiết nước về mùa lũ, chưa thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ hồ chứa theo quy định.
Một số dự án thủy điện như Thủy điện Vĩnh Sơn, Thủy điện An Khê-Ka Nak trên sông Ba chuyển dòng về sông Côn, tỉnh Bình Định khiến hạ lưu sông Ba thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng ngàn người dân vùng hạ lưu dọc sông Ba. Thủy điện Đakmi 4 của IDICO thiết kế theo phương án chuyển nước, không trả nước về dòng cũ, ảnh hưởng hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, đời sống của nhân dân và tranh chấp giữa các địa phương (Quảng Nam và Đà Nẵng).
Phần lớn các dự án chưa thực hiện đăng ký công trình khí tượng, thủy văn theo quy định. Những tồn tại, vi phạm về đất đai, môi trường và tài nguyên nước của chủ đầu tư các dự án thủy điện đã được các đoàn thanh tra chấn chỉnh, nhắc nhở và kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xử lý theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Bộ trưởng cũng đã đề cập sâu về kết quả công tác thanh tra, kiểm tra đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn cả nước hiện nay.
Bộ trưởng cho rằng báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện vừa và nhỏ chưa mô tả rõ tiến độ xây dựng; chưa đề cập đầy đủ các sự cố về môi trường, cửa xả bùn, cát; thiếu các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, sự cố vỡ đập do động đất, tai biến địa chất; thiếu phần kê khai các chất thải nguy hại, biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường do sự cố tràn dầu từ tuốcbin, từ trạm biến thế điện.
[Loại khỏi quy hoạch 116 dự án thủy điện vừa và nhỏ]
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết trên địa bàn cả nước hiện có tổng số 1.110 công trình và dự án thủy điện được quy hoạch với tổng công suất lắp máy khoảng 25.290 MW. Đến nay có 239 công trình đã hoàn thành xây dựng và vận hành phát điện với tổng công suất lắp máy 13.066 MW (chiếm 51,6% tổng công suất); 217 công trình đang thi công xây dựng với tổng công suất lắp máy 6.953 MW (chiếm 27,4%); 294 dự án đang nghiên cứu đầu tư và 360 dự án chưa có chủ trương đầu tư hoặc chưa có nhà đầu tư quan tâm với tổng công suất lắp máy 5.327 MW (chiếm 21% tổng công suất).
Tổng diện tích đất được quy hoạch, thu hồi và giao, cho thuê đối với hơn 1.000 dự án thủy điện vừa và nhỏ khoảng hơn 109.560ha, trong đó diện tích đất rừng chiếm khoảng hơn 32.370ha.
Trong năm qua, với sự phối hợp của các địa phương, Bộ đã triển khai bảy đoàn thanh tra tại 16 tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; thanh tra, kiểm tra thực địa 76 dự án thủy điện gồm 33 dự án đang phát điện, 43 dự án đang triển khai xây dựng.
Các địa phương còn lại tự tiến hành thanh tra theo hướng dẫn của Bộ. Đến nay, Bộ đã nhận được báo cáo của 9 tỉnh, thành phố là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận và Khánh Hòa về kết quả thanh tra, kiểm tra, rà soát quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện.
Về công tác quản lý nhà nước đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ, tại 16 tỉnh được thanh tra, các dự án đều nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Song công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân tỉnh trong quá trình lập, thẩm định quy hoạch dự án thủy điện chưa chặt chẽ; ngân sách của các tỉnh dành cho nghiên cứu quy hoạch thủy điện còn hạn chế nên chất lượng quy hoạch và thiết kế cơ sở thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung. Sau khi rà soát, bộ ngành chức năng đã đề xuất loại khỏi quy hoạch 116 dự án thủy điện nhỏ và không xem xét bổ sung vào quy hoạch 156 vị trí có tiềm năng khai thác.
Công tác quản lý về đất đai đã được các địa phương quan tâm thực hiện, 100% các địa phương đã ban hành các văn bản quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; quy định về bồi thường, tái định cư; quy định về đơn giá đất... để các tổ chức, cá nhân thực hiện (hơn 60% dự án đang hoạt động được giao đất cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án). Các dự án thủy điện đều phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Nhưng đa số các dự án được địa phương tạm giao đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và thực hiện các hạng mục dự án, sau khi hoàn thành việc xây dựng mới kiểm kê phần đất thực tế sử dụng để làm thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất.
Vẫn còn hiện tượng ban hành quyết định thu hồi và giao đất trái thẩm quyền (tại Dự án thủy điện Vĩnh Sơn 5, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định); một số địa phương chưa chỉ đạo các sở, ngành chức năng rà soát và xử lý diện tích đất đã giao cho các chủ đầu tư dự án nhưng không còn nhu cầu sử dụng (tỉnh Gia Lai, Tuyên Quang). Việc thu hồi, chuyển mục đích, giao đất, cho thuê đất đối với một số dự án thủy điện triển khai còn chậm (có 31/76 dự án được thanh tra chưa hoàn tất thủ tục về đất đai).
Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý chưa kịp thời đối với các vi phạm của chủ đầu tư như việc thu dọn lòng hồ trước khi tích nước; rà phá bom mìn, tồn dư chất độc hóa học do chiến tranh để lại; thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo vệ sinh vùng dự án; khai thác đất, đá phục vụ thi công, làm đường thi công; biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công, chống sạt lở đất, đá tại các bờ taluy dọc theo tuyến đường thi công. Bên cạnh đó là việc thực hiện không đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường khi xây dựng khu tái định canh, định cư; đường dây tải điện, đấu nối công trình với lưới điện quốc gia; không báo cáo định kỳ kết quả quan trắc, giám sát môi trường khu vực dự án....
Các địa phương đã hướng dẫn các chủ dự án thủy điện thực hiện việc lập hồ sơ xin phép khai thác nước, thực hiện phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai... và tổ chức thực hiện thẩm định, cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước đối với các dự án thủy điện có quy mô công suất từ 2 MW trở xuống. Tuy vậy, trên thực tế còn nhiều tồn tại như chưa thực hiện việc đăng ký công trình khí tượng thủy văn theo quy định, chưa bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định, không có khả năng điều tiết nước về mùa lũ, chưa có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định.
Kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật của các chủ đầu tư dự án thủy điện cho thấy còn có những tồn tại, như một số dự án chưa hoàn tất việc lập hồ sơ về xin giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã xây dựng công trình, lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông để xây dựng nhà máy, trạm biến thế, cửa vào đường hầm dẫn nước như dự án Thủy điện Mường Kim (tỉnh Yên Bái). Còn nhiều dự án chưa đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.
Về tài nguyên nước, còn nhiều dự án chưa có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định, chưa có biện pháp duy trì dòng chảy tối thiểu hoặc có biện pháp nhưng không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định; nhiều dự án không có khả năng điều tiết nước về mùa lũ, chưa thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ hồ chứa theo quy định.
Một số dự án thủy điện như Thủy điện Vĩnh Sơn, Thủy điện An Khê-Ka Nak trên sông Ba chuyển dòng về sông Côn, tỉnh Bình Định khiến hạ lưu sông Ba thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng ngàn người dân vùng hạ lưu dọc sông Ba. Thủy điện Đakmi 4 của IDICO thiết kế theo phương án chuyển nước, không trả nước về dòng cũ, ảnh hưởng hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, đời sống của nhân dân và tranh chấp giữa các địa phương (Quảng Nam và Đà Nẵng).
Phần lớn các dự án chưa thực hiện đăng ký công trình khí tượng, thủy văn theo quy định. Những tồn tại, vi phạm về đất đai, môi trường và tài nguyên nước của chủ đầu tư các dự án thủy điện đã được các đoàn thanh tra chấn chỉnh, nhắc nhở và kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xử lý theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Văn Hào (TTXVN)