Vào lúc 17 giờ ngày 24/8, phóng viên TTXVN có mặt tại Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Nghệ An, chứng kiến không khí làm việc khẩn trương của mọi người ở đây, không ai có thời gian dành cho phóng viên hỏi nhiều; điện thoại từ các địa phương và các ngành tới tập gọi về thông báo tình hình bão lũ, các cán bộ của Ban đang phải khẩn trương xử lý.
Ông Nguyễn Đình Chi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng có mặt tại đây cho biết hiện tỉnh đang khẩn trương liên hệ với Trung tâm cứu nạn hàng hải Việt Nam và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương điều ngay tàu đến cứu nạn một tàu hàng trọng tải 1.000 tấn, trên tàu có 12 thủy thủ đang bị nạn trên vùng biển Cửa Hội.
Tàu này bị nạn từ 12 giờ trưa cũng ngày, nếu không khẩn trương cứu, tàu sẽ bị chìm, đe dọa đến tính mạng thủy thủ.
Dọc Quốc lộ 1A từ thành phố Vinh ra huyện Quỳnh Lưu dài 80km gió cấp 11, 12 thổi ràn rạt, mỗi lúc mỗi lớn, như vậy tâm bão đã chính thức vào Nghệ An. Mưa mỗi lúc mỗi to, đường ngập; cây đổ; hàng loạt ôtô chết máy. Khổ nhất là những người đi xe máy chưa kịp về nhà đã bị bão thổi ngã, văng vật trên đường.
Tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, nước nhấn chìm các cánh đồng. Lúc sáng đi qua đây, cho dù có mưa rất to nhưng vẫn thấy màu xanh của lúa và hoa màu, vậy mà chiều tối nay, đồng đã trắng xóa vì nước, không tìm đâu ra màu xanh. Mới chỉ một xã Nghi Trung mà đã vậy, hàng trăm xã khác trên địa bàn Nghệ An cộng lại, chỉ riêng về nông nghiệp, thiệt hại đã là không nhỏ.
Tại thành phố Vinh, bão đã làm cây xanh hai bên đường đổ rất nhiều, không đếm xuể; biển hiệu quảng cáo, tôn và ngói trên mái nhà bay vèo vèo. Nhiều tuyến đường đã bị nhấn chìm trong nước, có nơi sâu đến một mét.
Quốc lộ 7 và 48 từ thành phố Vinh lên các huyện miền núi, ngay khi bão vào đã bị chia cắt. Tại các huyện miền núi, sạt lở đất đá đã xảy ra, nhiều tuyến đường bị ách tắc, không thể qua lại; nguy cơ lũ quét, lũ ống xảy ra bất cứ lúc nào. Điện đã mất trên phạm vi toàn tỉnh. Ngành giáo dục cũng có ngay thông báo nghỉ học từ chiều 24/8.
18 giờ ngày 24/8, phòng viên TTXVN nhận được thông tin từ các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Cửa Lò - những huyện ven biển, đang tổ chức di dời hàng ngàn hộ dân trước nguy cơ ngập lụt.
Lãnh đạo các địa phương cho biết trong lúc này, việc di dời là rất khó khăn nhưng để đảm bảo an toàn tính mạng người dân, không cách nào khác, buộc phải di dời. Trước đó, trong sáng cùng ngày, phương án di dời khẩn cấp 14.000 hộ dân với 74.000 người nếu tâm bão đổ bộ vào đã được lãnh đạo tỉnh bàn đến.
Tỉnh Nghệ An đã chuẩn bị “đón” bão số 3 khá khẩn trương. Trước đó hai ngày, lãnh đạo tỉnh đã triệu tập cuộc họp đột xuất, quán triệt đến các địa phương, các ngành phương án đối phó với bão. Tuy nhiên, bão vào với sức gió lớn, cho dù phương án dối phó với bão có tốt đến mấy cũng không lường hết được bất trắc xảy ra, do đó bão đã gây thiệt hại lớn cho địa phương.
Tính đến 18 giờ cùng ngày, tỉnh Thanh Hóa đã khẩn cấp di dời gần 5.480 hộ dân ở 56 xã ven biển với gần 19.830 khẩu vào nơi tránh trú bão an toàn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản trước và sau khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền; trong đó, hai huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương có số dân phải di dời đông nhất. Lệnh sơ tán được tỉnh Thanh Hóa phát đi lúc 12 giờ trưa cùng ngày.
Do diễn biến của cơn bão số 3, chiều tối cùng ngày, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa, nhiều nơi mưa to, lượng mưa đo được tại thị trấn Chuối, huyện Nông Cống là 96mm, tại Quảng Xương là 86,7mm, tại thành phố Thanh Hóa là 82mm. Tại các khu vực ven biển như huyện Tĩnh Gia, thị xã Sầm Sơn... gió mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11, biển động dữ dội.
Có mặt tại khu vực thị xã Sầm Sơn chiều cùng ngày, gió bắt đầu mạnh lên kèm theo mưa rất to làm nhiều cây cối gãy đổ, hàng quán, biển hiệu quáng cáo gẫy gục la liệt trên đường phố. Tàu thuyền được đội an ninh trật tự thị xã tập kết ngay trên giữa tuyến phố Hồ Xuân Hương (đường ven biển). Tại một số khu du lịch sinh thái như Quảng Cư, Vạn Chài... nhiều khu nhà chòi ven biển bị sóng cuốn trôi hoặc đánh sập.
Tại các chợ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hàng hóa hết từ rất sớm do người dân tập trung mua dự trữ đề phòng mưa bão kéo dài.
Sáng cùng ngày, tại xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc có một tàu cá trên đường vào bờ đã bị đắm, trên thuyền có ba lao động; tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa có một tàu vận tải bị mắc cạn, trên tàu có sáu lao động đã được các lực lượng ứng cứu kịp thời. Đến 15 giờ 30 chiều cùng ngày, cả chín lao động trên đã vào bờ an toàn.
Đến 18 giờ cùng ngày, Hà Tĩnh có mưa rất to trên diện rộng lượng mưa ở thành phố Hà Tĩnh và các huyện ven biển từ 130-170mm làm ngập hơn 6.000ha lúa và rau màu vụ Hè Thu, trong đó có nhiều diện tích đang chuẩn bị thu hoạch nhiều đoạn đường khu vực nông thôn bị ngập và cây cối bị đổ gẫy gây ắc tắc giao thông.
Tại thành phố Hà Tĩnh các đường Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng bị ngập, xe gắn máy không lưu thông được. Đến 14 giờ đã có nhiều người già và trẻ em ở vùng ven biển, ven sông, ven suối, đã được sơ tán đến nơi an toàn.
Tại các hồ công trình thủy lợi lớn hiện đang có 600 người thường trực để sẵn sàng xử lý sạt lở vỡ đập./.
Ông Nguyễn Đình Chi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng có mặt tại đây cho biết hiện tỉnh đang khẩn trương liên hệ với Trung tâm cứu nạn hàng hải Việt Nam và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương điều ngay tàu đến cứu nạn một tàu hàng trọng tải 1.000 tấn, trên tàu có 12 thủy thủ đang bị nạn trên vùng biển Cửa Hội.
Tàu này bị nạn từ 12 giờ trưa cũng ngày, nếu không khẩn trương cứu, tàu sẽ bị chìm, đe dọa đến tính mạng thủy thủ.
Dọc Quốc lộ 1A từ thành phố Vinh ra huyện Quỳnh Lưu dài 80km gió cấp 11, 12 thổi ràn rạt, mỗi lúc mỗi lớn, như vậy tâm bão đã chính thức vào Nghệ An. Mưa mỗi lúc mỗi to, đường ngập; cây đổ; hàng loạt ôtô chết máy. Khổ nhất là những người đi xe máy chưa kịp về nhà đã bị bão thổi ngã, văng vật trên đường.
Tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, nước nhấn chìm các cánh đồng. Lúc sáng đi qua đây, cho dù có mưa rất to nhưng vẫn thấy màu xanh của lúa và hoa màu, vậy mà chiều tối nay, đồng đã trắng xóa vì nước, không tìm đâu ra màu xanh. Mới chỉ một xã Nghi Trung mà đã vậy, hàng trăm xã khác trên địa bàn Nghệ An cộng lại, chỉ riêng về nông nghiệp, thiệt hại đã là không nhỏ.
Tại thành phố Vinh, bão đã làm cây xanh hai bên đường đổ rất nhiều, không đếm xuể; biển hiệu quảng cáo, tôn và ngói trên mái nhà bay vèo vèo. Nhiều tuyến đường đã bị nhấn chìm trong nước, có nơi sâu đến một mét.
Quốc lộ 7 và 48 từ thành phố Vinh lên các huyện miền núi, ngay khi bão vào đã bị chia cắt. Tại các huyện miền núi, sạt lở đất đá đã xảy ra, nhiều tuyến đường bị ách tắc, không thể qua lại; nguy cơ lũ quét, lũ ống xảy ra bất cứ lúc nào. Điện đã mất trên phạm vi toàn tỉnh. Ngành giáo dục cũng có ngay thông báo nghỉ học từ chiều 24/8.
18 giờ ngày 24/8, phòng viên TTXVN nhận được thông tin từ các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Cửa Lò - những huyện ven biển, đang tổ chức di dời hàng ngàn hộ dân trước nguy cơ ngập lụt.
Lãnh đạo các địa phương cho biết trong lúc này, việc di dời là rất khó khăn nhưng để đảm bảo an toàn tính mạng người dân, không cách nào khác, buộc phải di dời. Trước đó, trong sáng cùng ngày, phương án di dời khẩn cấp 14.000 hộ dân với 74.000 người nếu tâm bão đổ bộ vào đã được lãnh đạo tỉnh bàn đến.
Tỉnh Nghệ An đã chuẩn bị “đón” bão số 3 khá khẩn trương. Trước đó hai ngày, lãnh đạo tỉnh đã triệu tập cuộc họp đột xuất, quán triệt đến các địa phương, các ngành phương án đối phó với bão. Tuy nhiên, bão vào với sức gió lớn, cho dù phương án dối phó với bão có tốt đến mấy cũng không lường hết được bất trắc xảy ra, do đó bão đã gây thiệt hại lớn cho địa phương.
Tính đến 18 giờ cùng ngày, tỉnh Thanh Hóa đã khẩn cấp di dời gần 5.480 hộ dân ở 56 xã ven biển với gần 19.830 khẩu vào nơi tránh trú bão an toàn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản trước và sau khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền; trong đó, hai huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương có số dân phải di dời đông nhất. Lệnh sơ tán được tỉnh Thanh Hóa phát đi lúc 12 giờ trưa cùng ngày.
Do diễn biến của cơn bão số 3, chiều tối cùng ngày, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa, nhiều nơi mưa to, lượng mưa đo được tại thị trấn Chuối, huyện Nông Cống là 96mm, tại Quảng Xương là 86,7mm, tại thành phố Thanh Hóa là 82mm. Tại các khu vực ven biển như huyện Tĩnh Gia, thị xã Sầm Sơn... gió mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11, biển động dữ dội.
Có mặt tại khu vực thị xã Sầm Sơn chiều cùng ngày, gió bắt đầu mạnh lên kèm theo mưa rất to làm nhiều cây cối gãy đổ, hàng quán, biển hiệu quáng cáo gẫy gục la liệt trên đường phố. Tàu thuyền được đội an ninh trật tự thị xã tập kết ngay trên giữa tuyến phố Hồ Xuân Hương (đường ven biển). Tại một số khu du lịch sinh thái như Quảng Cư, Vạn Chài... nhiều khu nhà chòi ven biển bị sóng cuốn trôi hoặc đánh sập.
Tại các chợ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa hàng hóa hết từ rất sớm do người dân tập trung mua dự trữ đề phòng mưa bão kéo dài.
Sáng cùng ngày, tại xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc có một tàu cá trên đường vào bờ đã bị đắm, trên thuyền có ba lao động; tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa có một tàu vận tải bị mắc cạn, trên tàu có sáu lao động đã được các lực lượng ứng cứu kịp thời. Đến 15 giờ 30 chiều cùng ngày, cả chín lao động trên đã vào bờ an toàn.
Đến 18 giờ cùng ngày, Hà Tĩnh có mưa rất to trên diện rộng lượng mưa ở thành phố Hà Tĩnh và các huyện ven biển từ 130-170mm làm ngập hơn 6.000ha lúa và rau màu vụ Hè Thu, trong đó có nhiều diện tích đang chuẩn bị thu hoạch nhiều đoạn đường khu vực nông thôn bị ngập và cây cối bị đổ gẫy gây ắc tắc giao thông.
Tại thành phố Hà Tĩnh các đường Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng bị ngập, xe gắn máy không lưu thông được. Đến 14 giờ đã có nhiều người già và trẻ em ở vùng ven biển, ven sông, ven suối, đã được sơ tán đến nơi an toàn.
Tại các hồ công trình thủy lợi lớn hiện đang có 600 người thường trực để sẵn sàng xử lý sạt lở vỡ đập./.
(TTXVN/Vietnam+)