Nhiều trường trung học phổ thông dân lập đang đứng trước nguy cơ phá sản vì không tuyển được học sinh trong khi có trường lại lấy điểm chuẩn đầu vào cao chót vót.
Làm thế nào để trường dân lập khẳng định được chỗ đứng trong hệ thống giáo dục quốc dân? Đâu là cơ hội và thách thức của loại hình giáo dục này?
Đó là thực trạng và các vấn đề được đặt tại Hội nghị các trường trung học phổ thông ngoài công lập do Câu lạc bộ Hiệu trưởng các trường trung học phổ tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Cả trường có… 5 lớp
Nguy cơ phá sản cao nhất thuộc về các trường khu vực nông thôn, ở Hà Tây cũ. Theo lãnh đạo các hiệu trưởng ở đây, sau khi sáp nhập về Hà Nội, việc các trường công lập được tuyển sinh kéo dài, tăng chỉ tiêu đào tạo bậc trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đã khiến cho nguồn tuyển của các trường bị giảm sút nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Huy Chuyển, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Ngô Sỹ Liên cho biết, khi còn ở Hà Tây, trường có 29 lớp, nhưng về Hà Nội thì chỉ còn 17 lớp.
Nhưng trường Ngô Sỹ Liên có lẽ còn may mắn hơn nhiều so với trường Trung học phổ thông Đặng Tiến Đông khi số lớp của trường này giảm từ 24 xuống còn 5 lớp cho cả ba khối 10, 11 và 12.
Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (huyện Mỹ Đức), ông Đinh Trung Thành, cũng cho biết, trước đây, trường có 30 lớp nhưng hiện chỉ còn 5 lớp.
Tương tự, trường Trung học phổ thông An Dương Vương (huyện Đông Anh) năm học 2008 -2009, khi Hà Nội chưa mở rộng, có gần 1.300 học sinh, nhưng đến năm 2011-2012 chỉ còn gần 600 em, giảm 54%.
Đưa ra những con số cụ thể cho việc cạn nguồn tuyển, ông Đỗ Văn Mạn, Hiệu trưởng trường An Dương Vương, cho biết, năm học 2008-2009, tổng số học sinh lớp 9 của huyện Đông Anh là 4.300 em, chỉ tiêu cho các trường công lập ở huyện là gần 2.300 em, chiếm tỷ lệ 53,3%. Đến năm học 2011-2012, tổng số học sinh tốt nghiệp lớp 9 của huyện giảm còn 4.000 em nhưng chỉ tiêu giao cho các trường công lập lại tăng lên với tổng số trên 2.600 em, chiếm tỷ lệ gần 66,3%.
Chỉ tiêu vào hệ công lập tăng, chưa kể việc trên thực tế, các trường hầu hết tuyển vượt chỉ tiêu. Số học sinh lớp 9 của huyện Đông Anh sau khi vào trường công lập chỉ còn khoảng 1.000 em, chia cho 9 trường ngoài công lập, bình quân mỗi cơ sở được khoảng 110 em..
Không tuyển được học sinh nên hiện trường của ông Mạn còn thừa 8 phòng, dự kiến năm học 2012-2013 thừa 11 phòng.
“Chúng tôi đang đứng trước nguy cơ phá sản,” ông Mạn bức xúc nói.
Theo đó, lãnh đạo các trường trung học phổ thông ngoài công lập kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên giảm bớt chỉ tiêu vào các trường công lập, hỗ trợ kinh phí cho các trường ngoài công lập.
Muốn tồn tại, phải có lối đi riêng
Chia sẻ với những bức xúc của các hiệu trưởng trong cuộc cạnh tranh với trường công lập, ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Dân lập Lương Thế Vinh, cho rằng, trong cuộc cạnh tranh đó, công lập có lợi thế học phí thấp, nhưng các trường dân lập cũng có những thế mạnh riêng.
Chẳng hạn, trường dân lập có thể mời thầy giỏi ở các trường công sang thỉnh giảng, có thể chấm dứt hợp đồng đối với những giáo viên không đạt yêu cầu, thậm chí cắt hợp đồng cả với hiệu trưởng, nhưng trường công lập thì không thể. Trường dân lập có thể điều chỉnh linh hoạt lịch học sao cho phù hợp với năng lực học sinh, có thể lên 10 tiết toán một tuần, nhưng trường công phải tuân thủ tuyệt đối chương trình của Bộ…
Chưa kể, một số bậc phụ huynh có điều kiện kinh tế, muốn con được vào trường dân lập mà ở đó sự đi lại, ăn ở, học tập và rèn luyện nhân cách đều được đáp ứng theo nhu cầu. Các trường dân lập đã thỏa mãn được những yêu cầu cao của một bộ phận phụ huynh có điều kiện.
Đây cũng là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Đoàn Thị Điểm. Theo bà Hiền, mở trường dân lập cũng là kinh doanh, và vì thế phải tìm hiểu đối tượng mà mình phục vụ, và phải tìm được sự khác biệt mới có thể tồn tại.
“Năm 1997, khi mở trường, tôi đã đi khảo sát và phát hiện phụ huynh có nhu cầu gửi con bán trú trong khi các trường công không tổ chức dịch vụ này. Tôi mở trường bán trú. Thấy được sự thiếu hụt trong việc dạy ngoại ngữ, tôi tổ chức dạy tiếng Anh từ bậc tiểu học,” bà Hiền nói.
Cũng theo bà Hiền, các hiệu trưởng phải luôn vận động linh hoạt. Chẳng hạn, trước đây, Đoàn Thị Điểm duy trì theo hướng cả trường một mô hình, nhưng sau đó, để đáp ứng yêu cầu của phụ huynh, trường đã đa dạng hóa loại hình đào tạo, có hệ chất lượng cao, có chương trình quốc tế…
Vì thế, dù mức học phí lên đến 8 triệu đồng/tháng nhưng trường vẫn không thiếu nguồn tuyển. Mỗi năm, trường đóng thuế cho nhà nước 500 triệu đồng.
Chia sẻ bí quyết cho những thành công của trường mình, bà Hiền nói: “Rõ ràng là chúng ta đang kinh doanh, và phải xác định mình kinh doanh thì mới có trách nhiệm. Và là loại hình kinh doanh đặc biệt, đối tượng hướng đến là con người nên phải có tâm, không thể cắt xén để đạt lợi nhuận tối đa.”./
Làm thế nào để trường dân lập khẳng định được chỗ đứng trong hệ thống giáo dục quốc dân? Đâu là cơ hội và thách thức của loại hình giáo dục này?
Đó là thực trạng và các vấn đề được đặt tại Hội nghị các trường trung học phổ thông ngoài công lập do Câu lạc bộ Hiệu trưởng các trường trung học phổ tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Cả trường có… 5 lớp
Nguy cơ phá sản cao nhất thuộc về các trường khu vực nông thôn, ở Hà Tây cũ. Theo lãnh đạo các hiệu trưởng ở đây, sau khi sáp nhập về Hà Nội, việc các trường công lập được tuyển sinh kéo dài, tăng chỉ tiêu đào tạo bậc trung học phổ thông ở các trung tâm giáo dục thường xuyên đã khiến cho nguồn tuyển của các trường bị giảm sút nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Huy Chuyển, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Ngô Sỹ Liên cho biết, khi còn ở Hà Tây, trường có 29 lớp, nhưng về Hà Nội thì chỉ còn 17 lớp.
Nhưng trường Ngô Sỹ Liên có lẽ còn may mắn hơn nhiều so với trường Trung học phổ thông Đặng Tiến Đông khi số lớp của trường này giảm từ 24 xuống còn 5 lớp cho cả ba khối 10, 11 và 12.
Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (huyện Mỹ Đức), ông Đinh Trung Thành, cũng cho biết, trước đây, trường có 30 lớp nhưng hiện chỉ còn 5 lớp.
Tương tự, trường Trung học phổ thông An Dương Vương (huyện Đông Anh) năm học 2008 -2009, khi Hà Nội chưa mở rộng, có gần 1.300 học sinh, nhưng đến năm 2011-2012 chỉ còn gần 600 em, giảm 54%.
Đưa ra những con số cụ thể cho việc cạn nguồn tuyển, ông Đỗ Văn Mạn, Hiệu trưởng trường An Dương Vương, cho biết, năm học 2008-2009, tổng số học sinh lớp 9 của huyện Đông Anh là 4.300 em, chỉ tiêu cho các trường công lập ở huyện là gần 2.300 em, chiếm tỷ lệ 53,3%. Đến năm học 2011-2012, tổng số học sinh tốt nghiệp lớp 9 của huyện giảm còn 4.000 em nhưng chỉ tiêu giao cho các trường công lập lại tăng lên với tổng số trên 2.600 em, chiếm tỷ lệ gần 66,3%.
Chỉ tiêu vào hệ công lập tăng, chưa kể việc trên thực tế, các trường hầu hết tuyển vượt chỉ tiêu. Số học sinh lớp 9 của huyện Đông Anh sau khi vào trường công lập chỉ còn khoảng 1.000 em, chia cho 9 trường ngoài công lập, bình quân mỗi cơ sở được khoảng 110 em..
Không tuyển được học sinh nên hiện trường của ông Mạn còn thừa 8 phòng, dự kiến năm học 2012-2013 thừa 11 phòng.
“Chúng tôi đang đứng trước nguy cơ phá sản,” ông Mạn bức xúc nói.
Theo đó, lãnh đạo các trường trung học phổ thông ngoài công lập kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên giảm bớt chỉ tiêu vào các trường công lập, hỗ trợ kinh phí cho các trường ngoài công lập.
Muốn tồn tại, phải có lối đi riêng
Chia sẻ với những bức xúc của các hiệu trưởng trong cuộc cạnh tranh với trường công lập, ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Dân lập Lương Thế Vinh, cho rằng, trong cuộc cạnh tranh đó, công lập có lợi thế học phí thấp, nhưng các trường dân lập cũng có những thế mạnh riêng.
Chẳng hạn, trường dân lập có thể mời thầy giỏi ở các trường công sang thỉnh giảng, có thể chấm dứt hợp đồng đối với những giáo viên không đạt yêu cầu, thậm chí cắt hợp đồng cả với hiệu trưởng, nhưng trường công lập thì không thể. Trường dân lập có thể điều chỉnh linh hoạt lịch học sao cho phù hợp với năng lực học sinh, có thể lên 10 tiết toán một tuần, nhưng trường công phải tuân thủ tuyệt đối chương trình của Bộ…
Chưa kể, một số bậc phụ huynh có điều kiện kinh tế, muốn con được vào trường dân lập mà ở đó sự đi lại, ăn ở, học tập và rèn luyện nhân cách đều được đáp ứng theo nhu cầu. Các trường dân lập đã thỏa mãn được những yêu cầu cao của một bộ phận phụ huynh có điều kiện.
Đây cũng là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Đoàn Thị Điểm. Theo bà Hiền, mở trường dân lập cũng là kinh doanh, và vì thế phải tìm hiểu đối tượng mà mình phục vụ, và phải tìm được sự khác biệt mới có thể tồn tại.
“Năm 1997, khi mở trường, tôi đã đi khảo sát và phát hiện phụ huynh có nhu cầu gửi con bán trú trong khi các trường công không tổ chức dịch vụ này. Tôi mở trường bán trú. Thấy được sự thiếu hụt trong việc dạy ngoại ngữ, tôi tổ chức dạy tiếng Anh từ bậc tiểu học,” bà Hiền nói.
Cũng theo bà Hiền, các hiệu trưởng phải luôn vận động linh hoạt. Chẳng hạn, trước đây, Đoàn Thị Điểm duy trì theo hướng cả trường một mô hình, nhưng sau đó, để đáp ứng yêu cầu của phụ huynh, trường đã đa dạng hóa loại hình đào tạo, có hệ chất lượng cao, có chương trình quốc tế…
Vì thế, dù mức học phí lên đến 8 triệu đồng/tháng nhưng trường vẫn không thiếu nguồn tuyển. Mỗi năm, trường đóng thuế cho nhà nước 500 triệu đồng.
Chia sẻ bí quyết cho những thành công của trường mình, bà Hiền nói: “Rõ ràng là chúng ta đang kinh doanh, và phải xác định mình kinh doanh thì mới có trách nhiệm. Và là loại hình kinh doanh đặc biệt, đối tượng hướng đến là con người nên phải có tâm, không thể cắt xén để đạt lợi nhuận tối đa.”./
Phạm Mai (Vietnam+)