Hệ thống thủy lợi Khe Khuôn (Đô Lương, Nghệ An) được xây dựng từ năm 1986 và được sửa chữa, nâng cấp năm 1996, có nhiệm vụ cấp nước cho 18 trạm bơm tưới với diện tích trên 1.016ha; đồng thời tiêu úng về mùa mưa và cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản cho nhân dân ở 7 xã Hòa Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Hiến Sơn và Mỹ Sơn.
Tuy nhiên, do yêu cầu mở rộng sản xuất, các xã dọc theo kênh Khe Khuôn đã đầu tư xây dựng thêm 12 trạm bơm để mở rộng diện tích tưới lên 1.532ha, tăng 516ha so với thiết kế năm 1996.
Những năm thời tiết mưa nhiều, việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh cho 7 xã tương đối thuận lợi. Những năm ít mưa, nguồn nước sông Lam cạn kiệt, việc cung cấp nước cho sản xuất và dân sinh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong vụ sản xuất Hè Thu.
Kỹ sư Hồ Ngọc Mai, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An đã nghiên cứu, đánh giá hiện trạng công trình, cân đối nguồn nước trong toàn hệ thống, rà soát tính toán yêu cầu dùng nước của hệ thống Khe Khuôn, trong đó diện tích sản xuất Hè Thu là 1.285ha. Lượng nước cần có cho hệ thống đầu kênh hơn 13,25 triệu m3, nước cho sinh hoạt chiếm 10% tổng lưu lượng nước phục vụ sản xuất, lượng nước lấy qua hệ thống cống gần 9,85 triệu m3.
Như vậy, lượng nước còn thiếu hơn 3,4 triệu m3, tương đương lượng nước cấp cho 350ha, lưu lượng nước cần bổ sung là 414 m3/s. Lưu lượng này cần lấy từ kênh N3 tại vị trí K2+200 đổ vào Khe Khuôn tại vị trí K3+413. Nếu công ty xây dựng một trạm bơm mới hoặc mở rộng kênh Khe Khuôn, thì nguồn vốn cần đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng.
Kỹ sư Hồ Ngọc Mai đã nghiên cứu xây dựng cống lấy nước D80 tại K2+200 bờ hữu kênh N3 dẫn nước đổ vào Khe Khuôn, chỉ cần 50 triệu đồng và sử dụng máy bơm dự phòng của Trạm bơm Văn Tràng, bơm ca 3 để giảm chi phí tiền điện, đáp ứng đủ nước tưới ổn định cho 1.285ha diện tích lúa Hè Thu, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha, trong đó tưới ổn định cho 350ha diện tích lúa của 7 xã hàng năm bị hạn nặng, mất trắng.
Việc đầu tư xây dựng cống lấy nước và sử dụng máy bơm dự phòng trên nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm chi phí đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, công trình đã làm lợi cho công ty hơn 1,4 tỷ đồng.
Công trình chống hạn cho hệ thống thủy lợi Khe Khuôn của kỹ sư Hồ Ngọc Mai đã được Hội Khoa học Công nghệ Nghệ An trao giải Nhì, Giải thưởng sáng tạo khoa học-công nghệ của tỉnh Nghệ An năm 2011./.
Tuy nhiên, do yêu cầu mở rộng sản xuất, các xã dọc theo kênh Khe Khuôn đã đầu tư xây dựng thêm 12 trạm bơm để mở rộng diện tích tưới lên 1.532ha, tăng 516ha so với thiết kế năm 1996.
Những năm thời tiết mưa nhiều, việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh cho 7 xã tương đối thuận lợi. Những năm ít mưa, nguồn nước sông Lam cạn kiệt, việc cung cấp nước cho sản xuất và dân sinh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong vụ sản xuất Hè Thu.
Kỹ sư Hồ Ngọc Mai, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An đã nghiên cứu, đánh giá hiện trạng công trình, cân đối nguồn nước trong toàn hệ thống, rà soát tính toán yêu cầu dùng nước của hệ thống Khe Khuôn, trong đó diện tích sản xuất Hè Thu là 1.285ha. Lượng nước cần có cho hệ thống đầu kênh hơn 13,25 triệu m3, nước cho sinh hoạt chiếm 10% tổng lưu lượng nước phục vụ sản xuất, lượng nước lấy qua hệ thống cống gần 9,85 triệu m3.
Như vậy, lượng nước còn thiếu hơn 3,4 triệu m3, tương đương lượng nước cấp cho 350ha, lưu lượng nước cần bổ sung là 414 m3/s. Lưu lượng này cần lấy từ kênh N3 tại vị trí K2+200 đổ vào Khe Khuôn tại vị trí K3+413. Nếu công ty xây dựng một trạm bơm mới hoặc mở rộng kênh Khe Khuôn, thì nguồn vốn cần đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng.
Kỹ sư Hồ Ngọc Mai đã nghiên cứu xây dựng cống lấy nước D80 tại K2+200 bờ hữu kênh N3 dẫn nước đổ vào Khe Khuôn, chỉ cần 50 triệu đồng và sử dụng máy bơm dự phòng của Trạm bơm Văn Tràng, bơm ca 3 để giảm chi phí tiền điện, đáp ứng đủ nước tưới ổn định cho 1.285ha diện tích lúa Hè Thu, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha, trong đó tưới ổn định cho 350ha diện tích lúa của 7 xã hàng năm bị hạn nặng, mất trắng.
Việc đầu tư xây dựng cống lấy nước và sử dụng máy bơm dự phòng trên nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm chi phí đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, công trình đã làm lợi cho công ty hơn 1,4 tỷ đồng.
Công trình chống hạn cho hệ thống thủy lợi Khe Khuôn của kỹ sư Hồ Ngọc Mai đã được Hội Khoa học Công nghệ Nghệ An trao giải Nhì, Giải thưởng sáng tạo khoa học-công nghệ của tỉnh Nghệ An năm 2011./.
Viết Hùng (TTXVN)