Các nhà nghiên cứu bệnh ung thư ở Canada cùng các nhà khoa học khác tại Bắc Mỹ và châu Âu, đã phát hiện phương pháp chẩn đoán mới mang tính đột phá trong chữa trị bệnh ung thư hạch bạch huyết cho các bệnh nhân, kể cả những người bị tái phát.
Nghiên cứu cho thấy những người tái phát bệnh ung thư hạch bạch huyết có số lượng rất cao các tế bào màu trắng, được gọi là tế bào CD68, trong khối u của họ.
Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tế bào CD68 cao nhất sống được tới 10 năm kể từ khi mắc bệnh là 59,6% so với 88,6 % đối với những bệnh nhân có số lượng tế bào CD68 thấp hơn.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng tế bào CD68 tạo ra một hệ thống miễn dịch hữu ích nhưng nay họ phát hiện ra đây là nơi trú ẩn của các tế bào ác tính.
Tế bào CD68 có thể truyền các tín hiệu cho các tế bào ác tính phát triển và thải ra các hóa chất khuyến khích các tế bào máu mới phát triển, cung cấp dinh dưỡng cho khối u.
Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù tỷ lệ được chữa khỏi bệnh ung thư hạch bạch huyết hiện nay chiếm tới 80% nhưng tiến bộ trong điều trị bệnh này đã trì trệ trong 20 năm qua vì thiếu sự chẩn đoán tin cậy để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Việc điều trị tích cực với biện pháp xạ trị kết hợp với hóa trị được áp dụng với hầu hết các bệnh nhân.
Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp xạ trị tại vùng ngực có thể khiến bệnh nhân gặp nguy cơ về đau tim, ung thư vú và các loại ung thư khác sau khi điều trị bằng biện pháp này vài năm.
Việc cấy ghép tủy xương cũng được áp dụng đối với các bệnh nhân tái phát bệnh hạch bạch huyết nhưng chỉ thành công khoảng 50%.
Các nhà khoa học cho biết ngoài việc phát hiện mối tương quan giữa số lượng tế bào CD68 và kết quả điều trị ban đầu, họ cũng nhận ra rằng số lượng tế bào CD68 có thể được dùng để dự đoán sự thành công hay thất bại của đợt chữa trị thứ hai, bao gồm cả cấy ghép tủy xương sau khi bệnh tái phát.
Ung thư hạch bạch huyết là loại ung thư có nguồn gốc từ hệ thống bạch huyết.
Hệ thống bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể - có nhiệm vụ chống lại các bệnh nhiễm trùng cùng các loại bệnh lý khác./.
Nghiên cứu cho thấy những người tái phát bệnh ung thư hạch bạch huyết có số lượng rất cao các tế bào màu trắng, được gọi là tế bào CD68, trong khối u của họ.
Tỷ lệ bệnh nhân có số lượng tế bào CD68 cao nhất sống được tới 10 năm kể từ khi mắc bệnh là 59,6% so với 88,6 % đối với những bệnh nhân có số lượng tế bào CD68 thấp hơn.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng tế bào CD68 tạo ra một hệ thống miễn dịch hữu ích nhưng nay họ phát hiện ra đây là nơi trú ẩn của các tế bào ác tính.
Tế bào CD68 có thể truyền các tín hiệu cho các tế bào ác tính phát triển và thải ra các hóa chất khuyến khích các tế bào máu mới phát triển, cung cấp dinh dưỡng cho khối u.
Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù tỷ lệ được chữa khỏi bệnh ung thư hạch bạch huyết hiện nay chiếm tới 80% nhưng tiến bộ trong điều trị bệnh này đã trì trệ trong 20 năm qua vì thiếu sự chẩn đoán tin cậy để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Việc điều trị tích cực với biện pháp xạ trị kết hợp với hóa trị được áp dụng với hầu hết các bệnh nhân.
Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp xạ trị tại vùng ngực có thể khiến bệnh nhân gặp nguy cơ về đau tim, ung thư vú và các loại ung thư khác sau khi điều trị bằng biện pháp này vài năm.
Việc cấy ghép tủy xương cũng được áp dụng đối với các bệnh nhân tái phát bệnh hạch bạch huyết nhưng chỉ thành công khoảng 50%.
Các nhà khoa học cho biết ngoài việc phát hiện mối tương quan giữa số lượng tế bào CD68 và kết quả điều trị ban đầu, họ cũng nhận ra rằng số lượng tế bào CD68 có thể được dùng để dự đoán sự thành công hay thất bại của đợt chữa trị thứ hai, bao gồm cả cấy ghép tủy xương sau khi bệnh tái phát.
Ung thư hạch bạch huyết là loại ung thư có nguồn gốc từ hệ thống bạch huyết.
Hệ thống bạch huyết là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể - có nhiệm vụ chống lại các bệnh nhiễm trùng cùng các loại bệnh lý khác./.
(TTXVN/Vietnam+)