Các sai phạm đạo đức trên báo chí tuy chỉ ở một bộ phận nhỏ báo chí, song đã làm ảnh hưởng tới uy tín, cũng như cản trở sự phát triển của báo chí. Hơn lúc nào hết, việc chủ động ngăn chặn sai phạm trong hoạt động báo chí cần phải được thực hiện một cách triệt để.
Thực tế cho thấy, ngay từ khi ngồi trong ghế giảng đường Đại học, sinh viên báo chí đã được học các môn học về Luật báo chí, trong đó nhấn mạnh đến đạo đức của nhà báo. Thế nhưng, đến khi ra trường và làm nghề, vì nhiều lý do khác nhau mà những vi phạm về đạo đức báo chí bắt đầu nảy nở.
[Vi phạm đạo đức báo chí: Con sâu làm rầu nồi canh]
Ông Lê Văn Thiềng (Hội Nhà báo Việt Nam) cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế vi phạm đạo đức báo chí chính là việc cơ quan báo chí phải thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh hoạt động của phóng viên theo đúng các nguyên tắc tác nghiệp, đúng pháp luật, quy định về đạo đức. Ngoài ra, các ban biên tập cần phải hết sức tỉnh táo trong việc chọn lựa bài viết, phát hiện ra sai sót trong từng tác phẩm để xử lý kịp thời.
Đồng tình quan điểm này, Tổng biên tập Báo người cao tuổi Kim Quốc Hoa cho rằng vai trò của người đứng đầu tòa soạn là rất quan trọng trong việc không đưa tờ báo đi chệch hướng, cung cấp thông tin “lá cải” đầu độc đời sống tinh thần bạn đọc.
Theo ông Hoa, người đứng đầu tòa soạn báo khi duyệt bài phải đối chiếu với đối chiếu với hồ sơ, tài liệu, kiểm tra đầy đủ thông tin trước khi cho đăng tải để đảm bảo thông tin chính xác, khách quan.
“Để phóng viên có thể tác nghiệp không vi phạm đạo đức thì ngoài công tác giáo dục, nhắc nhở… thì cần phải quan tâm đến việc đảm bảo thu nhập, tạo cho phóng viên nhu cầu vật chất khi tác nghiệp,” ông Hoa nhấn mạnh.
Về vấn đề “đạo báo,” nhiều lãnh đạo quản lý báo chí cho rằng chính bản thân báo chí cần phải tiên phong trong việc tuân thủ thực thi bảo hộ quyền tác giả. Cùng với đó, tòa soạn cần nâng cao nhận thức cho cán bộ phóng viên, biên tập viên để ngăn chặn việc vi phạm.
Theo nhà báo Hồ Hải Long, Tổng biên tập Báo đối ngoại VEN, ngay từ khi tuyển dụng và ký hợp đồng lao động, tòa soạn cần chú trọng đối với những người có năng lực chuyên môn cũng như tính trung thực trong công việc. Bên cạnh đó, cần phải biến quá trình đào tạo trong nhà trường thành quá trình tự đào tạo trong thực tế công việc cả về năng lực lẫn chuyên môn.
[“Giải mã” hiện tượng vi phạm đạo đức của nhà báo]
Về vấn đề này bà Hà Kim Chi, Trưởng ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) thừa nhận, nhiệm vụ quan trọng của Hội Nhà báo các cấp là bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức nghiệp vụ cho hội viên. Tuy nhiên, rất nhiều tổ chức Hội chưa quan tâm đúng mức và thể hiện vai trò của mình.
Do đó, thời gian tới các chi Hội nhà báo cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề giáo dục đạo đức trong hội viên cũng như từng nhà báo cần rà soát việc hực hiện 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp.
Nhiều nhà báo cũng cho rằng, cơ quan quản lý cần kiên quyết xử lý các vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo, trong đó có vấn đề bản quyền, không để việc này xảy ra tràn lan như hiện nay.
Trong một lần trao đổi với phóng viên Vietnam+, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, cần phải quan tâm nâng cao trình độ chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đặc biệt là phẩm chất đạo đức của người làm báo đối với phóng viên. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều cấp cần phải tăng cường thanh kiểm tra để phát hiện sai phạm.
Ông Son cũng nhấn mạnh tới việc bản thân mỗi người làm báo, mỗi tòa soạn phải phát huy trách nhiệm để đưa tờ báo đi đúng hướng, trong đó vai trò của lãnh đạo đơn vị báo chí trong việc định hướng quy trình tác nghiệp của phóng viên là rất quan trọng…/.
Thực tế cho thấy, ngay từ khi ngồi trong ghế giảng đường Đại học, sinh viên báo chí đã được học các môn học về Luật báo chí, trong đó nhấn mạnh đến đạo đức của nhà báo. Thế nhưng, đến khi ra trường và làm nghề, vì nhiều lý do khác nhau mà những vi phạm về đạo đức báo chí bắt đầu nảy nở.
[Vi phạm đạo đức báo chí: Con sâu làm rầu nồi canh]
Ông Lê Văn Thiềng (Hội Nhà báo Việt Nam) cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế vi phạm đạo đức báo chí chính là việc cơ quan báo chí phải thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh hoạt động của phóng viên theo đúng các nguyên tắc tác nghiệp, đúng pháp luật, quy định về đạo đức. Ngoài ra, các ban biên tập cần phải hết sức tỉnh táo trong việc chọn lựa bài viết, phát hiện ra sai sót trong từng tác phẩm để xử lý kịp thời.
Đồng tình quan điểm này, Tổng biên tập Báo người cao tuổi Kim Quốc Hoa cho rằng vai trò của người đứng đầu tòa soạn là rất quan trọng trong việc không đưa tờ báo đi chệch hướng, cung cấp thông tin “lá cải” đầu độc đời sống tinh thần bạn đọc.
Theo ông Hoa, người đứng đầu tòa soạn báo khi duyệt bài phải đối chiếu với đối chiếu với hồ sơ, tài liệu, kiểm tra đầy đủ thông tin trước khi cho đăng tải để đảm bảo thông tin chính xác, khách quan.
“Để phóng viên có thể tác nghiệp không vi phạm đạo đức thì ngoài công tác giáo dục, nhắc nhở… thì cần phải quan tâm đến việc đảm bảo thu nhập, tạo cho phóng viên nhu cầu vật chất khi tác nghiệp,” ông Hoa nhấn mạnh.
Về vấn đề “đạo báo,” nhiều lãnh đạo quản lý báo chí cho rằng chính bản thân báo chí cần phải tiên phong trong việc tuân thủ thực thi bảo hộ quyền tác giả. Cùng với đó, tòa soạn cần nâng cao nhận thức cho cán bộ phóng viên, biên tập viên để ngăn chặn việc vi phạm.
Theo nhà báo Hồ Hải Long, Tổng biên tập Báo đối ngoại VEN, ngay từ khi tuyển dụng và ký hợp đồng lao động, tòa soạn cần chú trọng đối với những người có năng lực chuyên môn cũng như tính trung thực trong công việc. Bên cạnh đó, cần phải biến quá trình đào tạo trong nhà trường thành quá trình tự đào tạo trong thực tế công việc cả về năng lực lẫn chuyên môn.
[“Giải mã” hiện tượng vi phạm đạo đức của nhà báo]
Về vấn đề này bà Hà Kim Chi, Trưởng ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) thừa nhận, nhiệm vụ quan trọng của Hội Nhà báo các cấp là bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức nghiệp vụ cho hội viên. Tuy nhiên, rất nhiều tổ chức Hội chưa quan tâm đúng mức và thể hiện vai trò của mình.
Do đó, thời gian tới các chi Hội nhà báo cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề giáo dục đạo đức trong hội viên cũng như từng nhà báo cần rà soát việc hực hiện 9 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp.
Nhiều nhà báo cũng cho rằng, cơ quan quản lý cần kiên quyết xử lý các vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo, trong đó có vấn đề bản quyền, không để việc này xảy ra tràn lan như hiện nay.
Trong một lần trao đổi với phóng viên Vietnam+, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, cần phải quan tâm nâng cao trình độ chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và đặc biệt là phẩm chất đạo đức của người làm báo đối với phóng viên. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều cấp cần phải tăng cường thanh kiểm tra để phát hiện sai phạm.
Ông Son cũng nhấn mạnh tới việc bản thân mỗi người làm báo, mỗi tòa soạn phải phát huy trách nhiệm để đưa tờ báo đi đúng hướng, trong đó vai trò của lãnh đạo đơn vị báo chí trong việc định hướng quy trình tác nghiệp của phóng viên là rất quan trọng…/.
Nhóm PV (Vietnam+)