Trong báo cáo công bố ngày 24/12, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã cảnh báo những hiểm họa đối với sự bền vững của các đại dương trên toàn cầu do các nước chạy đua khai thác nguồn hải sản mà không tính đến sự cạn kiệt nhanh chóng của những nguồn lợi này từ các đại dương.
UNEP nhấn mạnh “chuông cảnh báo đã rung lên và các đại dương không thể chờ được nữa.” Các nước trên thế giới hiện vẫn không ngừng tăng các nguồn trợ cấp tài chính lớn để khuyến khích các hoạt động đánh bắt và khai thác những nguồn lợi từ các đại dương.
Vì vậy, nhu cầu khẩn cấp hiện nay của cộng đồng quốc tế là đẩy nhanh các cuộc đàm phán tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để đạt được hiệp định quốc tế về cải tổ các nguồn trợ cấp của chính phủ dành cho nghề cá nhằm cấm những nguồn trợ cấp có thể gây hại cho các nguồn hải sản, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo tồn mới đảm bảo sự tồn tại bền vững của các vùng biển và đại dương trên toàn cầu.
Báo cáo của UNEP cảnh báo 80% nguồn cá thương mại của thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hoặc vượt quá khả năng phục hồi về sinh học, gây thiệt hại kinh tế lên tới 50 tỷ USD hàng năm.
Trợ cấp của chính phủ để đánh bắt cá được thừa nhận là một trong những mối đe dọa chủ yếu đối với tính toàn vẹn của môi trường biển và đại dương nói trên./.
UNEP nhấn mạnh “chuông cảnh báo đã rung lên và các đại dương không thể chờ được nữa.” Các nước trên thế giới hiện vẫn không ngừng tăng các nguồn trợ cấp tài chính lớn để khuyến khích các hoạt động đánh bắt và khai thác những nguồn lợi từ các đại dương.
Vì vậy, nhu cầu khẩn cấp hiện nay của cộng đồng quốc tế là đẩy nhanh các cuộc đàm phán tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để đạt được hiệp định quốc tế về cải tổ các nguồn trợ cấp của chính phủ dành cho nghề cá nhằm cấm những nguồn trợ cấp có thể gây hại cho các nguồn hải sản, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo tồn mới đảm bảo sự tồn tại bền vững của các vùng biển và đại dương trên toàn cầu.
Báo cáo của UNEP cảnh báo 80% nguồn cá thương mại của thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hoặc vượt quá khả năng phục hồi về sinh học, gây thiệt hại kinh tế lên tới 50 tỷ USD hàng năm.
Trợ cấp của chính phủ để đánh bắt cá được thừa nhận là một trong những mối đe dọa chủ yếu đối với tính toàn vẹn của môi trường biển và đại dương nói trên./.
(TTXVN/Vietnam+)