Cơ quan lao động Campuchia ngày 1/1 công bố thống kê cho thấy trong năm 2012 có khoảng 1.700 công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất giày và đồ may mặc đã từng ngất xỉu vì làm việc quá giờ, sức khỏe yếu và hít thở các hóa chất độc hại.
Ông Pok Vanthath, phó Giám đốc Trung tâm đào tạo hướng nghiệp thuộc Bộ lao động Campuchia cho biết hiện tượng ngất đồng loạt đã từng xảy ra tại hơn 20 nhà máy trong năm 2012.
Ông đã công bố số liệu trên sau khi Hiệp hội Thương mại Tự do của Công nhân, hiệp hội thương mại lớn nhất tại nước này công bố báo cáo thường niên cho thấy có tới 2.107 công nhân tại 29 nhà máy từng bị ngất trong năm qua.
Những nguyên nhân gây ngất xỉu hàng loạt bao gồm làm việc thêm giờ, hít thở hóa chất độc hại từ vải, mùi từ thuốc diệt côn trùng, sức nóng, điều kiện làm việc kém chất lượng, tiếng ồn từ nhà máy.
Công bố cũng cho thấy rằng trong năm qua có khoảng 84.320 công nhân trong 101 nhà máy đã tổ chức các cuộc biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Ngành công nghiệp may mặc chịu trách nhiệm khoảng 90% lượng xuất khẩu của Campuchia. Ngành này gồm có hơn 300 nhà máy, với đội ngũ nhân công khoảng 335.400 người, trong đó 91% là nữ giới./.
Ông Pok Vanthath, phó Giám đốc Trung tâm đào tạo hướng nghiệp thuộc Bộ lao động Campuchia cho biết hiện tượng ngất đồng loạt đã từng xảy ra tại hơn 20 nhà máy trong năm 2012.
Ông đã công bố số liệu trên sau khi Hiệp hội Thương mại Tự do của Công nhân, hiệp hội thương mại lớn nhất tại nước này công bố báo cáo thường niên cho thấy có tới 2.107 công nhân tại 29 nhà máy từng bị ngất trong năm qua.
Những nguyên nhân gây ngất xỉu hàng loạt bao gồm làm việc thêm giờ, hít thở hóa chất độc hại từ vải, mùi từ thuốc diệt côn trùng, sức nóng, điều kiện làm việc kém chất lượng, tiếng ồn từ nhà máy.
Công bố cũng cho thấy rằng trong năm qua có khoảng 84.320 công nhân trong 101 nhà máy đã tổ chức các cuộc biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Ngành công nghiệp may mặc chịu trách nhiệm khoảng 90% lượng xuất khẩu của Campuchia. Ngành này gồm có hơn 300 nhà máy, với đội ngũ nhân công khoảng 335.400 người, trong đó 91% là nữ giới./.
Thạch Thảo (Vietnam+)