Ngày 18/5, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội thảo chuyên đề “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.”
Theo đề án, mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1,2 triệu ha, xây dựng các vùng nuôi công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, tăng trưởng trung bình là 5,2%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7-7,5 tỷ USD, tăng trưởng trung bình là 7,5%/năm; giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản cho biết để thực hiện được quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020, bên cạnh các chương trình, dự án đã được phê duyệt, đề án cũng đề xuất bổ sung 12 chương trình, dự án thực hiện quy hoạch với tổng nguồn vốn 54.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cần có các giải pháp về chính sách sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản, thuế, tín dụng và đầu tư; về đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và khuyến ngư; hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản; tổ chức sản xuất triển khai áp dụng VietGAP...
Ngoài ra, để đạt được mục tiêu trên, nhu cầu giống vào năm 2020 là 168 tỷ con các loại; trong đó, tôm sú 34,5 tỷ con, tôm chân trắng 59 tỷ con, cá tra 2,5 tỷ con, nhuyễn thể 60 tỷ con... Nhu cầu sử dụng thức ăn nuôi trồng thủy sản tăng lên khoảng 5,6 triệu tấn năm 2020, trong đó thức ăn cho tôm sú khoảng 544.000 tấn, tôm chân trắng 465.000 tấn, cá tra 1,6 triệu tấn, rô phi 171.000 tấn.
Đánh giá về kết quả cũng như những khó khăn, hạn chế trong nuôi trồng thủy sản trong những năm qua, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết nuôi trồng thủy sản liên tục tăng trưởng cao song hiệu quả chưa tương xứng; phát triển thủy sản còn mang nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và không bền vững; sự liên kết và phân công trong sản xuất còn nhiều tồn tại và bất cập.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản./.
Theo đề án, mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1,2 triệu ha, xây dựng các vùng nuôi công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, tăng trưởng trung bình là 5,2%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7-7,5 tỷ USD, tăng trưởng trung bình là 7,5%/năm; giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản cho biết để thực hiện được quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020, bên cạnh các chương trình, dự án đã được phê duyệt, đề án cũng đề xuất bổ sung 12 chương trình, dự án thực hiện quy hoạch với tổng nguồn vốn 54.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cần có các giải pháp về chính sách sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản, thuế, tín dụng và đầu tư; về đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và khuyến ngư; hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản; tổ chức sản xuất triển khai áp dụng VietGAP...
Ngoài ra, để đạt được mục tiêu trên, nhu cầu giống vào năm 2020 là 168 tỷ con các loại; trong đó, tôm sú 34,5 tỷ con, tôm chân trắng 59 tỷ con, cá tra 2,5 tỷ con, nhuyễn thể 60 tỷ con... Nhu cầu sử dụng thức ăn nuôi trồng thủy sản tăng lên khoảng 5,6 triệu tấn năm 2020, trong đó thức ăn cho tôm sú khoảng 544.000 tấn, tôm chân trắng 465.000 tấn, cá tra 1,6 triệu tấn, rô phi 171.000 tấn.
Đánh giá về kết quả cũng như những khó khăn, hạn chế trong nuôi trồng thủy sản trong những năm qua, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết nuôi trồng thủy sản liên tục tăng trưởng cao song hiệu quả chưa tương xứng; phát triển thủy sản còn mang nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và không bền vững; sự liên kết và phân công trong sản xuất còn nhiều tồn tại và bất cập.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản./.
Thúy Hiền (TTXVN)