Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang đã yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) chủ động và tích cực hơn nữa trong việc thực hiện vai trò đầu mối chính nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện.
TKV cần khẩn trương thành lập bộ phận chuyên trách công tác này để phối hợp với Ban Chỉ đạo nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện, các tập đoàn: Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Điện lực Việt Nam, doanh nghiệp cần nhập than tìm kiếm nguồn cung cấp, nghiên cứu các phương án (kể cả nhập trực tiếp, liên kết đầu tư các mỏ than ở nước ngoài, mua lại cổ phần của công ty than nước ngoài...); đồng thời nghiên cứu, đề xuất các phương án vận tải, đầu tư cảng nhập, kho trung chuyển...
Mặt khác, TKV chuẩn bị nội dung đàm phán, các văn bản ghi nhớ, thỏa thuận khung, hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng nguyên tắc, xây dựng phương án hòa đồng giá...
Ngoài ra, TKV còn tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đầu tư xây dựng dự án trung chuyển than cung cấp cho các dự án nguồn điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Về phía chủ đầu tư các dự án nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu, Thứ trưởng yêu cầu cần chủ động làm việc với TKV để có chiến lược chung trong việc nhập than, tránh xảy ra tình trạng chồng chéo, tranh giành hợp đồng, gây thiệt hại chung.
Vụ Năng lượng, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị tư vấn tính toán, khớp nối cân bằng cung cầu than cho các dự án nguồn điện trong quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch phát triển ngành than để đảm bảo tính thống nhất.
Các vụ thị trường khu vực cũng được yêu cầu chủ động huy động, hướng dẫn, phối hợp với hệ thống các cơ quan thương vụ Việt Nam ở các nước có nguồn than hỗ trợ tích cực cho việc nhập khẩu than.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện là nhiệm vụ hết sức quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là từ sau năm 2015 trở đi, khi nhu cầu than tăng mạnh và trong nước không thể đáp ứng đầy đủ./.
TKV cần khẩn trương thành lập bộ phận chuyên trách công tác này để phối hợp với Ban Chỉ đạo nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện, các tập đoàn: Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Điện lực Việt Nam, doanh nghiệp cần nhập than tìm kiếm nguồn cung cấp, nghiên cứu các phương án (kể cả nhập trực tiếp, liên kết đầu tư các mỏ than ở nước ngoài, mua lại cổ phần của công ty than nước ngoài...); đồng thời nghiên cứu, đề xuất các phương án vận tải, đầu tư cảng nhập, kho trung chuyển...
Mặt khác, TKV chuẩn bị nội dung đàm phán, các văn bản ghi nhớ, thỏa thuận khung, hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng nguyên tắc, xây dựng phương án hòa đồng giá...
Ngoài ra, TKV còn tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đầu tư xây dựng dự án trung chuyển than cung cấp cho các dự án nguồn điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Về phía chủ đầu tư các dự án nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu, Thứ trưởng yêu cầu cần chủ động làm việc với TKV để có chiến lược chung trong việc nhập than, tránh xảy ra tình trạng chồng chéo, tranh giành hợp đồng, gây thiệt hại chung.
Vụ Năng lượng, Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị tư vấn tính toán, khớp nối cân bằng cung cầu than cho các dự án nguồn điện trong quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch phát triển ngành than để đảm bảo tính thống nhất.
Các vụ thị trường khu vực cũng được yêu cầu chủ động huy động, hướng dẫn, phối hợp với hệ thống các cơ quan thương vụ Việt Nam ở các nước có nguồn than hỗ trợ tích cực cho việc nhập khẩu than.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện là nhiệm vụ hết sức quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là từ sau năm 2015 trở đi, khi nhu cầu than tăng mạnh và trong nước không thể đáp ứng đầy đủ./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)