Theo ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, việc lãi suất tăng có hai mặt, một mặt là kiểm soát lạm phát nhưng mặt khác lại cũng thúc đẩy tăng giá.
"Nếu nhìn phía bên này, lãi suất tăng tức là lãi suất thực dương lớn làm hạn chế lạm phát vì giảm cầu thì bên kia, lãi suất cao lại làm tăng chi phí đầu vào và hạn chế việc mở rộng sản xuất kinh doanh khiến tăng nguồn cung. Vì vậy, cách tốt nhất để kiểm soát lạm phát là phải cân băng cách xử lý lãi suất tốt hơn trong thời gian tới," ông Thúy nhấn mạnh.
Phát biểu tại cuộc họp báo chính phủ chiều 3/3, ông Thúy cho hay: Để giải quyết "bài toán" này cần phải "soi" vào chính sách tiền tệ và điều hành giá cả thị trường.
Cứ dự án tốt, được thỏa thuận lãi suất
Theo ông Thúy, tình hình huy động vốn hiện nay đang rất khó khăn và hầu hết các ngân hàng đều đã huy động vượt qua trần quy định 10,5%/năm. Cho vay ra cũng rất hạn chế vì không có vốn để cho vay. Chính điều này đặt các ngân hàng vào tình trạng "lo" cho thanh khoản.
Bởi vậy, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cơ chế thỏa thuận lãi suất đối với cho vay trung và dài hạn được coi là "gỡ nút thắt" cho ngân hàng.
Như vậy, đã có hai khoản được nới lỏng, đó là cho vay tiêu dùng (từ năm 2009) và nay là cho vay trung-dài hạn. Vấn đề còn lại là nếu không huy động được vốn thì cũng không có tiền cho vay trung-dài hạn. Thêm nữa là cho vay ngắn hạn cũng đang có những cái khó.
Chính vì vậy, ông Thúy cho biết, để giải quyết vấn đề này chính phủ đang thiên về hướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết Quốc hội là được phép cho vay thỏa thuận đối với hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chứ không chỉ dừng ở quy định là trung-dài hạn hay ngắn hạn. Điều này cũng đồng nghĩa là cho vay ngắn hạn cũng sẽ được thỏa thuận lãi suất và gỡ bỏ trần lãi suất huy động 10,5%. "Bằng cách đó, sẽ tạo ra một mặt bằng lãi suất hợp lý thị trường và sẽ kéo lãi suất xuống ở một mặt bằng hợp lý hơn," ông Thúy nhận định.
Tuy nhiên, ông Thúy cũng đưa ra cảnh báo không nên có những biện pháp thắt quá chặt thêm nữa về chính sách tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ nên đi theo hướng căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 25% để điều chỉnh ngay từ đầu năm. "Đừng thắt chặt đầu năm rồi lại thả lỏng cuối năm khiến doanh nghiệp và người dân không có được dự báo đúng để tổ chức kinh doanh," ông Thúy nói.
Ông Thúy phân tích thêm, trong điều kiện tăng trưởng bình thường thì tăng dư nợ ở Việt Nam vào khoảng 25% là đã có đủ khả năng nền kinh tế tăng trưởng 8%/năm. "Trong thời kỳ tôi còn làm Thống đốc Ngân hàng, chúng tôi luôn phấn đấu điều hành dư nợ ở khoảng 25-30% và mục tiêu tăng trưởng vẫn đạt ở mức khá cao (8%). Vì vậy, việc tăng trưởng dư nợ năm nay so với mức tăng đã khá cao của năm 2009 là 37,5% thì là lớn, chứ không phải là nhỏ. Thâm chí chúng tôi cho rằng không cần thiết phải tăng tới mức ấy (25%) đã có thể đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% như mục tiêu đề ra."
Bên cạnh vấn đề lãi suất, ông Thúy cũng cho rằng, chính sách tỷ hối đoái thích hợp cũng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. "Quan điểm của Ủy ban giám sát là ổn định tỷ giá hối đoái xung quanh mức như hiện nay cũng nhận được sự đồng thuận của chính phủ. Việc điều chỉnh tỷ giá dù lên hay xuống cũng không quá lớn để cơ bản ổn định trong cả năm," người đứng đầu cơ quan giám sát tài chính quốc gia cho hay.
Không để "giá tăng nhanh, tâm lý bất thuận"
Một trong những trọng tâm của việc điều hành giá cả thị trường năm nay, đó là bên cạnh việc tuân thủ theo các nguyên tắc dựa trên cung-cầu, không để hiện tượng điều chỉnh giá xăng liên tục, quá dày đặc, “đánh nhanh tâm lý bất thuận.”
Về giá than, giá điện thì chính phủ tuyên bố lần điều chỉnh vừa qua là duy nhất trong năm nay.
Thừa nhận việc giá cả ảnh hưởng đến dân sinh, nhất là người làm công ăn lương gặp nhiều khó khăn, nhưng ông Thúy nhấn mạnh rằng cũng cần phải nhìn ở khía cạnh những người sản xuất kinh doanh. "Ngược lại, chính phủ cũng 'góp vốn' tăng mua dự trữ để nâng giá lương thực và cà phê lên nhằm hỗ trợ trợ cho bà con nông dân. Mặt khác, về điện cũng không điều chỉnh tăng giá 50kWh đầu tiên để những người nghèo vẫn được sử dụng điện với giá thấp. Trong khi đó, chính phủ vẫn tính đến việc lộ trình tăng lương tối thiểu vào tháng 5 tới như đã trình Quốc hội..."
Liên quan đến những lo ngại giá cả thế giới trong giai đoạn phục hồi sẽ tác động tới trong nước, ông Thúy nhận định: Phục hồi kinh tế thì đương nhiên sẽ có hiện tượng giá cả thế giới tăng lên theo và là một tác nhân chi phí đẩy đối với lạm phát trong nước.
Tuy nhiên, các đánh giá đều cho rằng tuy nền kinh tế thế giới phục hồi nhưng cũng đang là quá trình trầy trật, chứ không phải là phục hồi một cách thuận lợi và giá cả thế giới vì vậy tăng nhưng không nhiều và ảnh hưởng đến giá cả trong nước một cách vừa phải. "Điều này đã được tính đến khi lên mục tiêu điều chỉnh lạm phát phấn đấu của cả năm," ông Thúy khẳng định.
Cũng theo phân tích của ông Thúy, về mức tăng giá của những tháng đầu năm như đã công bố là chưa có gì đáng lo ngại. Theo tính toán, kể cả CPI của tháng 3 nằm ở trong mức từ 0,5-1% thì mức tăng giá của quý 1 cũng chỉ ở mức khoảng từ 4 đến hơn 4% và mức tăng giá cả năm (theo quy luật thì quý 1 thường chiếm ½ mức tăng giá cả năm) có thể ở mức từ 8-9% nếu điều hành không tốt hoặc cũng có thể gần hơn so với mục tiêu mà Quốc hội đặt ra là 7%.
Khả năng lạm phát cao trở lại và vượt mức 1 con số là khó xảy ra. Thực tế cũng cho thấy, những ngày gần đây, giá cả các mặt hàng thực phẩm ở Hà Nội đã giảm bằng thời kỳ như trước Tết và khá dồi dào... "Như vậy, thậm chí những dự đoán các con số về CPI (chỉ số tăng giá tiêu dùng) còn đang hơi cao hơn so với mức thực tế. Vì vậy, người dân không nên hoang mang để một số bộ phận đầu cơ nâng và ép giá một cách không cần thiết," ông Thúy đưa ra khuyến cáo./.
"Nếu nhìn phía bên này, lãi suất tăng tức là lãi suất thực dương lớn làm hạn chế lạm phát vì giảm cầu thì bên kia, lãi suất cao lại làm tăng chi phí đầu vào và hạn chế việc mở rộng sản xuất kinh doanh khiến tăng nguồn cung. Vì vậy, cách tốt nhất để kiểm soát lạm phát là phải cân băng cách xử lý lãi suất tốt hơn trong thời gian tới," ông Thúy nhấn mạnh.
Phát biểu tại cuộc họp báo chính phủ chiều 3/3, ông Thúy cho hay: Để giải quyết "bài toán" này cần phải "soi" vào chính sách tiền tệ và điều hành giá cả thị trường.
Cứ dự án tốt, được thỏa thuận lãi suất
Theo ông Thúy, tình hình huy động vốn hiện nay đang rất khó khăn và hầu hết các ngân hàng đều đã huy động vượt qua trần quy định 10,5%/năm. Cho vay ra cũng rất hạn chế vì không có vốn để cho vay. Chính điều này đặt các ngân hàng vào tình trạng "lo" cho thanh khoản.
Bởi vậy, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cơ chế thỏa thuận lãi suất đối với cho vay trung và dài hạn được coi là "gỡ nút thắt" cho ngân hàng.
Như vậy, đã có hai khoản được nới lỏng, đó là cho vay tiêu dùng (từ năm 2009) và nay là cho vay trung-dài hạn. Vấn đề còn lại là nếu không huy động được vốn thì cũng không có tiền cho vay trung-dài hạn. Thêm nữa là cho vay ngắn hạn cũng đang có những cái khó.
Chính vì vậy, ông Thúy cho biết, để giải quyết vấn đề này chính phủ đang thiên về hướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết Quốc hội là được phép cho vay thỏa thuận đối với hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chứ không chỉ dừng ở quy định là trung-dài hạn hay ngắn hạn. Điều này cũng đồng nghĩa là cho vay ngắn hạn cũng sẽ được thỏa thuận lãi suất và gỡ bỏ trần lãi suất huy động 10,5%. "Bằng cách đó, sẽ tạo ra một mặt bằng lãi suất hợp lý thị trường và sẽ kéo lãi suất xuống ở một mặt bằng hợp lý hơn," ông Thúy nhận định.
Tuy nhiên, ông Thúy cũng đưa ra cảnh báo không nên có những biện pháp thắt quá chặt thêm nữa về chính sách tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ nên đi theo hướng căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 25% để điều chỉnh ngay từ đầu năm. "Đừng thắt chặt đầu năm rồi lại thả lỏng cuối năm khiến doanh nghiệp và người dân không có được dự báo đúng để tổ chức kinh doanh," ông Thúy nói.
Ông Thúy phân tích thêm, trong điều kiện tăng trưởng bình thường thì tăng dư nợ ở Việt Nam vào khoảng 25% là đã có đủ khả năng nền kinh tế tăng trưởng 8%/năm. "Trong thời kỳ tôi còn làm Thống đốc Ngân hàng, chúng tôi luôn phấn đấu điều hành dư nợ ở khoảng 25-30% và mục tiêu tăng trưởng vẫn đạt ở mức khá cao (8%). Vì vậy, việc tăng trưởng dư nợ năm nay so với mức tăng đã khá cao của năm 2009 là 37,5% thì là lớn, chứ không phải là nhỏ. Thâm chí chúng tôi cho rằng không cần thiết phải tăng tới mức ấy (25%) đã có thể đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% như mục tiêu đề ra."
Bên cạnh vấn đề lãi suất, ông Thúy cũng cho rằng, chính sách tỷ hối đoái thích hợp cũng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. "Quan điểm của Ủy ban giám sát là ổn định tỷ giá hối đoái xung quanh mức như hiện nay cũng nhận được sự đồng thuận của chính phủ. Việc điều chỉnh tỷ giá dù lên hay xuống cũng không quá lớn để cơ bản ổn định trong cả năm," người đứng đầu cơ quan giám sát tài chính quốc gia cho hay.
Không để "giá tăng nhanh, tâm lý bất thuận"
Một trong những trọng tâm của việc điều hành giá cả thị trường năm nay, đó là bên cạnh việc tuân thủ theo các nguyên tắc dựa trên cung-cầu, không để hiện tượng điều chỉnh giá xăng liên tục, quá dày đặc, “đánh nhanh tâm lý bất thuận.”
Về giá than, giá điện thì chính phủ tuyên bố lần điều chỉnh vừa qua là duy nhất trong năm nay.
Thừa nhận việc giá cả ảnh hưởng đến dân sinh, nhất là người làm công ăn lương gặp nhiều khó khăn, nhưng ông Thúy nhấn mạnh rằng cũng cần phải nhìn ở khía cạnh những người sản xuất kinh doanh. "Ngược lại, chính phủ cũng 'góp vốn' tăng mua dự trữ để nâng giá lương thực và cà phê lên nhằm hỗ trợ trợ cho bà con nông dân. Mặt khác, về điện cũng không điều chỉnh tăng giá 50kWh đầu tiên để những người nghèo vẫn được sử dụng điện với giá thấp. Trong khi đó, chính phủ vẫn tính đến việc lộ trình tăng lương tối thiểu vào tháng 5 tới như đã trình Quốc hội..."
Liên quan đến những lo ngại giá cả thế giới trong giai đoạn phục hồi sẽ tác động tới trong nước, ông Thúy nhận định: Phục hồi kinh tế thì đương nhiên sẽ có hiện tượng giá cả thế giới tăng lên theo và là một tác nhân chi phí đẩy đối với lạm phát trong nước.
Tuy nhiên, các đánh giá đều cho rằng tuy nền kinh tế thế giới phục hồi nhưng cũng đang là quá trình trầy trật, chứ không phải là phục hồi một cách thuận lợi và giá cả thế giới vì vậy tăng nhưng không nhiều và ảnh hưởng đến giá cả trong nước một cách vừa phải. "Điều này đã được tính đến khi lên mục tiêu điều chỉnh lạm phát phấn đấu của cả năm," ông Thúy khẳng định.
Cũng theo phân tích của ông Thúy, về mức tăng giá của những tháng đầu năm như đã công bố là chưa có gì đáng lo ngại. Theo tính toán, kể cả CPI của tháng 3 nằm ở trong mức từ 0,5-1% thì mức tăng giá của quý 1 cũng chỉ ở mức khoảng từ 4 đến hơn 4% và mức tăng giá cả năm (theo quy luật thì quý 1 thường chiếm ½ mức tăng giá cả năm) có thể ở mức từ 8-9% nếu điều hành không tốt hoặc cũng có thể gần hơn so với mục tiêu mà Quốc hội đặt ra là 7%.
Khả năng lạm phát cao trở lại và vượt mức 1 con số là khó xảy ra. Thực tế cũng cho thấy, những ngày gần đây, giá cả các mặt hàng thực phẩm ở Hà Nội đã giảm bằng thời kỳ như trước Tết và khá dồi dào... "Như vậy, thậm chí những dự đoán các con số về CPI (chỉ số tăng giá tiêu dùng) còn đang hơi cao hơn so với mức thực tế. Vì vậy, người dân không nên hoang mang để một số bộ phận đầu cơ nâng và ép giá một cách không cần thiết," ông Thúy đưa ra khuyến cáo./.
Một trong những giải pháp được ông Thúy nhấn mạnh là bảo đảm nguồn thu về trái phiếu cho ngân sách nhà nước, tránh ảnh hưởng đến tiền tệ nói chung. Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng Bộ Tài chính thực hiện giải pháp có thể ngân sách tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước thông qua việc bán trái phiếu có kỳ hạn ngắn như là một khoản vay tạm ứng để không gâp áp lực trên thị trường tiền tệ vào lúc huy động vốn gặp khó khăn như hiện nay. Ông Thúy nhấn mạnh, vay theo kỳ hạn và trả lại thì không làm ảnh hưởng đến tổng cung ứng tiền cả năm, đến lạm phát. Mặt khác, bằng cách đó có thể trả lại những khoản tạm ứng kho bac và bảo hiểm mà các tổ chức này vẫn đang gửi tiền tại các ngân hàng. Khi đó, tiền gửi vào các ngân hàng sẽ dồi dào hơn và huy động vốn sẽ đỡ khó khăn, mặt bằng lãi suất là khó tăng cao hơn. "Đây là một giải pháp khôn ngoan về mặt chính sách mà vẫn giữ được ổn định vĩ mô." |
Khánh Chi (Vietnam+)