Là một trong bốn mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD trong năm 2011, thủy sản lại tiếp tục khẳng định với con số lên gần 1,9 tỷ USD trong bốn tháng đầu năm 2012, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhiều mặt hàng nông sản chính của Việt Nam liên tục chứng kiến sự sụt giảm về kim ngạch.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia thủy sản cho rằng, ngành vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó khăn trên chặng đường hướng tới mục tiêu đưa thủy sản xuất khẩu bền vững.
Gặp khó trên sân nhà
Có thể nhận thấy tình hình sản xuất, chế biến thủy sản chưa năm nào rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” như năm nay khi các nhà máy không có đủ nguyên liệu để hoạt động thì tại các ao nuôi, nguyên liệu lại liên tục rớt giá.
Chẳng hạn như cá tra, tuy lượng cá tra nguyên liệu trong các ao nuôi của người dân không còn nhiều và tình trạng treo ao cũng gia tăng từng ngày nhưng giá cá tra nguyên liệu giảm có lúc chỉ còn 21.000–22.000 đồng/kg, thấp hơn 25% so với mức giá cao nhất năm 2011.
Hiện giá cá tra đang có xu hướng nhích lên nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục người nuôi tái đầu tư.
Với con tôm hiện cũng đang có tình trạng khó khăn không kém. Từ đầu mùa vụ năm 2012 đến nay, hầu hết người nuôi tôm ở các tỉnh, thành phố ven biển, đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long liên tục gặp thất bát nặng nề do thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh bùng phát... dẫn đến tôm chết hàng loạt trên nhiều ao nuôi.
Nếu không có giải pháp cứu chữa kịp thời thì bài toán thiếu nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới cũng sẽ trở nên nan giải.
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) về nhu cầu vốn của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cho thấy, có đến 92,3% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khẩn cấp trong quý 2/2012.
Trong đó, nhu cầu vay mức thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất đến 500 tỷ đồng để khôi phục sản xuất kinh doanh, xuất khẩu.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP, cho biết nếu không kịp thời tiếp cận được nguồn vốn, năm nay sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp thủy sản bị phá sản hoặc đình đốn sản xuất.
Khó khăn bùng phát, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, người nuôi cũng ngán ngẩm không đầu tư; hầu hết doanh nghiệp bán hàng cho đối tác nước ngoài đều thanh toán theo phương thức trả chậm đã làm cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đã khó lại càng khó hơn.
Năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm về sức tiêu thụ và giá mua tại nhiều thị trường truyền thống. Khó khăn như vậy, nhưng ở trong nước thì những quy định về kiểm tra, chứng thực trước khi xuất khẩu mà các ngành chức năng đưa ra được các doanh nghiệp cho là quá khắt khe và không đúng thời điểm.
Nổi bật hai vấn đề lớn là kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và các loại thuế, phí xuất khẩu doanh nghiệp phải gánh.
Theo các doanh nghiệp, hiện chi phí kiểm nghiệm lô hàng trước khi xuất khẩu đã tăng 1,5-2 lần so với trước đây. Việc lấy mấu kiểm nghiệm lô hàng, cùng các biện pháp, thủ tục kiểm soát trước khi xuất khẩu đã khiến các lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp phải chờ 7-10 ngày.
Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các nước xuất khẩu thủy sản mạnh trong khu vực.
Cần những bước đi bền vững
Đạt được con số 6,1 tỷ USD trong năm 2011 là kết quả sự nỗ lực không ngừng của các ngành chức năng cũng như doanh nghiệp thủy sản trong việc phát triển, mở rộng thị trường.
Nhiều doanh nghiệp chế biến đã cố gắng khép kín quy trình sản xuất nuôi trồng-chế biến-xuất khẩu để quản lý tốt chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ uy tín khách hàng, đồng thời chủ động ứng phó với những hàng rào kỹ thuật ngày càng nhiều và khắt khe hơn mà các đối tác nhập khẩu đặt ra với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, để nâng cao hiệu quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu các ngành chức năng nên quản lý cả quá trình sản xuất chứ không chỉ đơn thuần là kiểm soát từng lô hàng như hiện nay.
Những khó khăn về vốn có thể kéo theo nhiều hệ lụy, tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan thì đối với một ngành sản xuất nguồn vốn vẫn không phải là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp gặp khó. Các yếu tố khác phải kể tới như năng lực marketing, quản lý, trình độ khoa học-công nghệ lạc hậu, tay nghề công nhân thấp… kéo theo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng thấp.
Nhằm khắc phục những khó khăn đang đặt ra với ngành thủy sản, hướng tới đưa thủy sản trở thành mặt hàng xuất khẩu bền vững, một cuộc hội thảo chuyên đề “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến 2020, tầm nhìn 2030” vừa được Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức.
Theo đề án quy hoạch, ngành thủy sản sẽ tập trung đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển nuôi trồng thủy sản, đưa nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực sản xuất chính cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản và tiêu dùng trong nước.
Mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1,2 triệu hécta, xây dựng các vùng nuôi công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi. Sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ đạt 4,5 triệu tấn, tăng trưởng trung bình là 5,2%/năm.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7-7,5 tỷ USD, tăng trưởng trung bình là 7,5%/năm.
Tuy nhiên, bản đề án quy hoạch này lại chưa nhận được các chuyên gia đánh giá cao. Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển thủy sản theo phong trào đã đến lúc phải chấm dứt.
Mỗi địa phương cũng sẽ có những định hướng, quy hoạch một cách hợp lý và có đầu tư thích đáng cho lĩnh vực thủy sản từ hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, con giống, công nghệ chế biến… trong bối cảnh phát triển chung với quy hoạch của các ngành khác.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP, cho rằng đề án chưa đưa ra được những đánh giá hay những nhìn nhận trong bối cảnh chung với các nước trong khu vực có tiềm năng phát triển lĩnh vực thủy sản và đang cạnh tranh với thủy sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề án cũng chưa đưa ra được những chính sách khuyến khích đầu tư như đất đai, thuế, tín dụng... để khuyến khích người dân hay các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư.
Các doanh nghiệp ngành thủy sản đã hai lần được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp giải tỏa, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và xuất khẩu.
Cùng với gói giải pháp trị giá 29.000 tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành thủy sản cũng hy vọng có thêm những động lực mới để đưa sản xuất đi vào ổn định, hoàn thành mục tiêu đã đề ra./.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia thủy sản cho rằng, ngành vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó khăn trên chặng đường hướng tới mục tiêu đưa thủy sản xuất khẩu bền vững.
Gặp khó trên sân nhà
Có thể nhận thấy tình hình sản xuất, chế biến thủy sản chưa năm nào rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười” như năm nay khi các nhà máy không có đủ nguyên liệu để hoạt động thì tại các ao nuôi, nguyên liệu lại liên tục rớt giá.
Chẳng hạn như cá tra, tuy lượng cá tra nguyên liệu trong các ao nuôi của người dân không còn nhiều và tình trạng treo ao cũng gia tăng từng ngày nhưng giá cá tra nguyên liệu giảm có lúc chỉ còn 21.000–22.000 đồng/kg, thấp hơn 25% so với mức giá cao nhất năm 2011.
Hiện giá cá tra đang có xu hướng nhích lên nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục người nuôi tái đầu tư.
Với con tôm hiện cũng đang có tình trạng khó khăn không kém. Từ đầu mùa vụ năm 2012 đến nay, hầu hết người nuôi tôm ở các tỉnh, thành phố ven biển, đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long liên tục gặp thất bát nặng nề do thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh bùng phát... dẫn đến tôm chết hàng loạt trên nhiều ao nuôi.
Nếu không có giải pháp cứu chữa kịp thời thì bài toán thiếu nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới cũng sẽ trở nên nan giải.
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) về nhu cầu vốn của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cho thấy, có đến 92,3% số doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khẩn cấp trong quý 2/2012.
Trong đó, nhu cầu vay mức thấp nhất là 10 tỷ đồng và cao nhất đến 500 tỷ đồng để khôi phục sản xuất kinh doanh, xuất khẩu.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP, cho biết nếu không kịp thời tiếp cận được nguồn vốn, năm nay sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp thủy sản bị phá sản hoặc đình đốn sản xuất.
Khó khăn bùng phát, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, người nuôi cũng ngán ngẩm không đầu tư; hầu hết doanh nghiệp bán hàng cho đối tác nước ngoài đều thanh toán theo phương thức trả chậm đã làm cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đã khó lại càng khó hơn.
Năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm về sức tiêu thụ và giá mua tại nhiều thị trường truyền thống. Khó khăn như vậy, nhưng ở trong nước thì những quy định về kiểm tra, chứng thực trước khi xuất khẩu mà các ngành chức năng đưa ra được các doanh nghiệp cho là quá khắt khe và không đúng thời điểm.
Nổi bật hai vấn đề lớn là kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và các loại thuế, phí xuất khẩu doanh nghiệp phải gánh.
Theo các doanh nghiệp, hiện chi phí kiểm nghiệm lô hàng trước khi xuất khẩu đã tăng 1,5-2 lần so với trước đây. Việc lấy mấu kiểm nghiệm lô hàng, cùng các biện pháp, thủ tục kiểm soát trước khi xuất khẩu đã khiến các lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp phải chờ 7-10 ngày.
Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các nước xuất khẩu thủy sản mạnh trong khu vực.
Cần những bước đi bền vững
Đạt được con số 6,1 tỷ USD trong năm 2011 là kết quả sự nỗ lực không ngừng của các ngành chức năng cũng như doanh nghiệp thủy sản trong việc phát triển, mở rộng thị trường.
Nhiều doanh nghiệp chế biến đã cố gắng khép kín quy trình sản xuất nuôi trồng-chế biến-xuất khẩu để quản lý tốt chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ uy tín khách hàng, đồng thời chủ động ứng phó với những hàng rào kỹ thuật ngày càng nhiều và khắt khe hơn mà các đối tác nhập khẩu đặt ra với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản.
Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, để nâng cao hiệu quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu các ngành chức năng nên quản lý cả quá trình sản xuất chứ không chỉ đơn thuần là kiểm soát từng lô hàng như hiện nay.
Những khó khăn về vốn có thể kéo theo nhiều hệ lụy, tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan thì đối với một ngành sản xuất nguồn vốn vẫn không phải là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp gặp khó. Các yếu tố khác phải kể tới như năng lực marketing, quản lý, trình độ khoa học-công nghệ lạc hậu, tay nghề công nhân thấp… kéo theo chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng thấp.
Nhằm khắc phục những khó khăn đang đặt ra với ngành thủy sản, hướng tới đưa thủy sản trở thành mặt hàng xuất khẩu bền vững, một cuộc hội thảo chuyên đề “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản đến 2020, tầm nhìn 2030” vừa được Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức.
Theo đề án quy hoạch, ngành thủy sản sẽ tập trung đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển nuôi trồng thủy sản, đưa nuôi trồng thủy sản trở thành lĩnh vực sản xuất chính cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản và tiêu dùng trong nước.
Mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1,2 triệu hécta, xây dựng các vùng nuôi công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, cá rô phi. Sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ đạt 4,5 triệu tấn, tăng trưởng trung bình là 5,2%/năm.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7-7,5 tỷ USD, tăng trưởng trung bình là 7,5%/năm.
Tuy nhiên, bản đề án quy hoạch này lại chưa nhận được các chuyên gia đánh giá cao. Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển thủy sản theo phong trào đã đến lúc phải chấm dứt.
Mỗi địa phương cũng sẽ có những định hướng, quy hoạch một cách hợp lý và có đầu tư thích đáng cho lĩnh vực thủy sản từ hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, con giống, công nghệ chế biến… trong bối cảnh phát triển chung với quy hoạch của các ngành khác.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP, cho rằng đề án chưa đưa ra được những đánh giá hay những nhìn nhận trong bối cảnh chung với các nước trong khu vực có tiềm năng phát triển lĩnh vực thủy sản và đang cạnh tranh với thủy sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, đề án cũng chưa đưa ra được những chính sách khuyến khích đầu tư như đất đai, thuế, tín dụng... để khuyến khích người dân hay các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư.
Các doanh nghiệp ngành thủy sản đã hai lần được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp giải tỏa, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và xuất khẩu.
Cùng với gói giải pháp trị giá 29.000 tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành thủy sản cũng hy vọng có thêm những động lực mới để đưa sản xuất đi vào ổn định, hoàn thành mục tiêu đã đề ra./.
Bích Hồng (TTXVN)