Chiều 29/10, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Các đại biểu tập trung vào 4 nhóm vấn đề là quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, trong đó có quy định về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung; xác định địa vị pháp lý, quyền và trách nhiệm của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quy định về giải quyết tranh chấp tại tòa án, trong đó có vấn đề về thủ tục rút gọn, về lệ phí, án phí, về trách nhiệm chứng minh lỗi trong quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quy định trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự can thiệp và có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhiều đại biểu quan tâm đến việc làm rõ trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, quảng cáo về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Các đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội), Bùi Thị Lệ Phi (Cần Thơ), Võ Thị Dễ (Long An)... đều đề nghị bổ sung điều khoản quy định về quảng cáo trong dự thảo Luật.
Các đại biểu cho rằng quảng cáo, thông tin về sản phẩm hàng hóa sai sự thật, quá sự thật, thổi phồng, đánh lừa, gây nhầm lẫn, thiệt hại khiến người tiêu dùng bức xúc. Do vậy, cần có quy định cụ thể để cá nhân, tổ chức quảng cáo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm với người tiêu dùng.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong dự thảo Luật đã chỉnh sửa các quy định cụ thể nội dung thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp cho người tiêu dùng; quy định cấm lừa dối hoặc gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng thông qua việc cung cấp không đầy đủ, sai lệch, không chính xác hoặc che giấu thông tin; chỉnh sửa, bổ sung trách nhiệm của bên thứ ba (bao gồm các cơ quan truyền thông đại chúng) trong việc quảng cáo, tiếp thị hàng hóa, dịch vụ.
Đề cập những vấn đề cụ thể về quyền lợi người tiêu dùng, các đại biểu cho rằng một số quy định còn chung chung, trùng lặp hoặc thiếu cụ thể.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), quy định về xử lý vi phạm quyền lợi người tiêu dùng còn chưa chặt chẽ, chưa rõ mức như thế nào được coi là vi phạm nghiêm trọng, có thể khiến luật thiếu sức răn đe, cần quy định cụ thể mức độ vi phạm, mức độ xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Đại biểu này cũng đồng tình cho rằng việc tham gia của các tổ chức chính trị xã hội vào hoạt động này là hết sức cần thiết để xã hội hóa việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì đó là những nơi gần gũi, người dân có thể tin cậy tìm đến khi cần được bảo vệ. Do đó, cần có quy định về vai trò, địa vị pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thêm một nội dung là giám sát các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Liên quan đến vấn đề này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên thực tế có nhiều trường hợp, giá trị các tranh chấp của người tiêu dùng thường không lớn nên người tiêu dùng hay có tâm lý ngại khởi kiện (chẳng hạn, các vụ việc vi phạm như xăng pha aceton, nước tương nhiễm 3-MCPD, gian lận đo lường trong kinh doanh xăng dầu, việc xả thải gây ô nhiễm môi trường... không có cá nhân người tiêu dùng nào khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình). Tuy nhiên, thiệt hại cho xã hội trong các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng này là rất lớn.
Chính vì vậy, việc giao quyền cho tổ chức xã hội khởi kiện theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc vì mục đích công cộng là cần thiết, đây là đặc thù, phù hợp với thực tế hiện nay và phù hợp pháp luật tố tụng dân sự.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Gia Lai) cho rằng phải quy định "quyền được giáo dục về kiến thức kỹ năng, nghĩa vụ và vai trò của người tiêu dùng" để giúp họ trở thành người tiêu dùng khôn ngoan, thông thái, tự tin trong giao dịch với nhà sản xuất kinh doanh, biết tự bảo vệ mình trong mọi tình huống; đồng thời khắc phục thực trạng người tiêu dùng thường xuyên bị xâm hại do không có thông tin đầy đủ chính xác, không đủ tiềm lực về kinh tế và thiếu khả năng tranh tụng tại tòa so với nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ như trong thời gian vừa qua.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà cũng cho rằng trên thực tế, người tiêu dùng dễ ở vào vị trí yếu thế, không bình đẳng với tổ chức hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ, hàng hóa và dễ bị xâm hại do thiếu thông tin.
Bày tỏ sự nhất trí cao về việc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên, theo đại biểu, xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, liên quan đến trách nhiệm của nhiều bộ, tránh việc phân công, phân cấp trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, sơ hở trong quản lý, người tiêu dùng không biết tìm đến cơ quan nào, không biết ai có trách nhiệm để giải quyết vụ việc của mình.
Do vậy, cần quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, của Ủy ban Nhân dân các cấp trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) lại cho rằng không nên quy định Nhà nước có vai trò chủ đạo, bởi vì cụm từ "vai trò chủ đạo" đã được sử dụng ở nhiều nơi nhưng thực tế chưa thật sự hiệu quả và bản thân các điều khoản quy định khác trong luật cũng có quy định tạo điều kiện, khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân khác tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ðại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) cũng cho rằng một số nội dung chưa rõ, khó khả thi, ví dụ quy định về hợp đồng theo mẫu; cần phải có những quy định mang tính đặc thù để bảo vệ người tiêu dùng khi giao kết hợp đồng theo mẫu.
Đại biểu Bùi Thị Lệ Phi (Cần Thơ) đề nghị bổ sung một hành vi bị cấm là tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn của người tiêu dùng để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng dưới hình thức cứu trợ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng để tránh hiện tượng một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức đi cứu trợ để tiêu thụ những sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc kém chất lượng, nhất là trong lĩnh vực thực phẩm.
Đại biểu Trần Đình Nhã (Bà Rịa-Vũng Tàu) nêu ý kiến của cử tri đề nghị nên điều chỉnh cả vấn đề giá trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh tình trạng người tiêu dùng “bị móc túi” quá đà như việc tăng giá sữa, giá thuốc, giá hàng hóa dịch vụ một cách tùy tiện, thiếu minh bạch, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi.
Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), cần quy định rõ trong luật về việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với một số sản phẩm hàng hóa có khả năng gây tác hại để giúp người tiêu dùng có ý thức bảo vệ mình và người sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với việc làm của mình.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng nên giới hạn khái niệm “người tiêu dùng” chỉ là cá nhân nhằm góp phần khu biệt hóa, tập trung bảo vệ cho nhóm đối tượng yếu thế này.
Theo đại biểu, Nhà nước khó có đủ nguồn lực để bảo vệ những người tiêu dùng là các tổ chức như cơ quan Nhà nước, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh, hàng trăm ngàn các doanh nghiệp khác. Những tổ chức này với vị thế của mình họ có đủ điều kiện tự bảo vệ quyền lợi với tư cách là người tiêu dùng có tổ chức, có điều kiện, có hiểu biết và có kinh nghiệm.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống-kinh tế xã hội. Do đó, một văn bản pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực.
Nói cách khác, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải sử dụng một hệ thống pháp luật điều chỉnh. Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không quy định lại từng lĩnh vực cụ thể mà tiếp cận theo hướng chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù chưa có văn bản pháp luật hiện hành nào điều chỉnh, đặc biệt là tập trung quy định các cơ chế để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nêu rõ tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo sẽ được chỉnh lý với tinh thần hạn chế đến mức cao nhất, không trùng lắp với các đạo luật khác; thể hiện chính rõ, chính xác hơn, cụ thể đến mức tối đa các quy định hoặc thể hiện ở các văn bản hướng dẫn những vấn đề cụ thể khác do tính đa dạng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cách tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./.
Các đại biểu tập trung vào 4 nhóm vấn đề là quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, trong đó có quy định về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung; xác định địa vị pháp lý, quyền và trách nhiệm của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quy định về giải quyết tranh chấp tại tòa án, trong đó có vấn đề về thủ tục rút gọn, về lệ phí, án phí, về trách nhiệm chứng minh lỗi trong quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quy định trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự can thiệp và có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhiều đại biểu quan tâm đến việc làm rõ trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng của cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, quảng cáo về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Các đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội), Bùi Thị Lệ Phi (Cần Thơ), Võ Thị Dễ (Long An)... đều đề nghị bổ sung điều khoản quy định về quảng cáo trong dự thảo Luật.
Các đại biểu cho rằng quảng cáo, thông tin về sản phẩm hàng hóa sai sự thật, quá sự thật, thổi phồng, đánh lừa, gây nhầm lẫn, thiệt hại khiến người tiêu dùng bức xúc. Do vậy, cần có quy định cụ thể để cá nhân, tổ chức quảng cáo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm với người tiêu dùng.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong dự thảo Luật đã chỉnh sửa các quy định cụ thể nội dung thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp cho người tiêu dùng; quy định cấm lừa dối hoặc gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng thông qua việc cung cấp không đầy đủ, sai lệch, không chính xác hoặc che giấu thông tin; chỉnh sửa, bổ sung trách nhiệm của bên thứ ba (bao gồm các cơ quan truyền thông đại chúng) trong việc quảng cáo, tiếp thị hàng hóa, dịch vụ.
Đề cập những vấn đề cụ thể về quyền lợi người tiêu dùng, các đại biểu cho rằng một số quy định còn chung chung, trùng lặp hoặc thiếu cụ thể.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), quy định về xử lý vi phạm quyền lợi người tiêu dùng còn chưa chặt chẽ, chưa rõ mức như thế nào được coi là vi phạm nghiêm trọng, có thể khiến luật thiếu sức răn đe, cần quy định cụ thể mức độ vi phạm, mức độ xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Đại biểu này cũng đồng tình cho rằng việc tham gia của các tổ chức chính trị xã hội vào hoạt động này là hết sức cần thiết để xã hội hóa việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì đó là những nơi gần gũi, người dân có thể tin cậy tìm đến khi cần được bảo vệ. Do đó, cần có quy định về vai trò, địa vị pháp lý, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thêm một nội dung là giám sát các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Liên quan đến vấn đề này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên thực tế có nhiều trường hợp, giá trị các tranh chấp của người tiêu dùng thường không lớn nên người tiêu dùng hay có tâm lý ngại khởi kiện (chẳng hạn, các vụ việc vi phạm như xăng pha aceton, nước tương nhiễm 3-MCPD, gian lận đo lường trong kinh doanh xăng dầu, việc xả thải gây ô nhiễm môi trường... không có cá nhân người tiêu dùng nào khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình). Tuy nhiên, thiệt hại cho xã hội trong các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng này là rất lớn.
Chính vì vậy, việc giao quyền cho tổ chức xã hội khởi kiện theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc vì mục đích công cộng là cần thiết, đây là đặc thù, phù hợp với thực tế hiện nay và phù hợp pháp luật tố tụng dân sự.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Gia Lai) cho rằng phải quy định "quyền được giáo dục về kiến thức kỹ năng, nghĩa vụ và vai trò của người tiêu dùng" để giúp họ trở thành người tiêu dùng khôn ngoan, thông thái, tự tin trong giao dịch với nhà sản xuất kinh doanh, biết tự bảo vệ mình trong mọi tình huống; đồng thời khắc phục thực trạng người tiêu dùng thường xuyên bị xâm hại do không có thông tin đầy đủ chính xác, không đủ tiềm lực về kinh tế và thiếu khả năng tranh tụng tại tòa so với nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ như trong thời gian vừa qua.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà cũng cho rằng trên thực tế, người tiêu dùng dễ ở vào vị trí yếu thế, không bình đẳng với tổ chức hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ, hàng hóa và dễ bị xâm hại do thiếu thông tin.
Bày tỏ sự nhất trí cao về việc Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên, theo đại biểu, xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, liên quan đến trách nhiệm của nhiều bộ, tránh việc phân công, phân cấp trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, sơ hở trong quản lý, người tiêu dùng không biết tìm đến cơ quan nào, không biết ai có trách nhiệm để giải quyết vụ việc của mình.
Do vậy, cần quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, của Ủy ban Nhân dân các cấp trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) lại cho rằng không nên quy định Nhà nước có vai trò chủ đạo, bởi vì cụm từ "vai trò chủ đạo" đã được sử dụng ở nhiều nơi nhưng thực tế chưa thật sự hiệu quả và bản thân các điều khoản quy định khác trong luật cũng có quy định tạo điều kiện, khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân khác tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ðại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) cũng cho rằng một số nội dung chưa rõ, khó khả thi, ví dụ quy định về hợp đồng theo mẫu; cần phải có những quy định mang tính đặc thù để bảo vệ người tiêu dùng khi giao kết hợp đồng theo mẫu.
Đại biểu Bùi Thị Lệ Phi (Cần Thơ) đề nghị bổ sung một hành vi bị cấm là tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn của người tiêu dùng để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng dưới hình thức cứu trợ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng để tránh hiện tượng một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức đi cứu trợ để tiêu thụ những sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc kém chất lượng, nhất là trong lĩnh vực thực phẩm.
Đại biểu Trần Đình Nhã (Bà Rịa-Vũng Tàu) nêu ý kiến của cử tri đề nghị nên điều chỉnh cả vấn đề giá trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tránh tình trạng người tiêu dùng “bị móc túi” quá đà như việc tăng giá sữa, giá thuốc, giá hàng hóa dịch vụ một cách tùy tiện, thiếu minh bạch, xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi.
Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), cần quy định rõ trong luật về việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với một số sản phẩm hàng hóa có khả năng gây tác hại để giúp người tiêu dùng có ý thức bảo vệ mình và người sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với việc làm của mình.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng nên giới hạn khái niệm “người tiêu dùng” chỉ là cá nhân nhằm góp phần khu biệt hóa, tập trung bảo vệ cho nhóm đối tượng yếu thế này.
Theo đại biểu, Nhà nước khó có đủ nguồn lực để bảo vệ những người tiêu dùng là các tổ chức như cơ quan Nhà nước, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh, hàng trăm ngàn các doanh nghiệp khác. Những tổ chức này với vị thế của mình họ có đủ điều kiện tự bảo vệ quyền lợi với tư cách là người tiêu dùng có tổ chức, có điều kiện, có hiểu biết và có kinh nghiệm.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống-kinh tế xã hội. Do đó, một văn bản pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực.
Nói cách khác, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải sử dụng một hệ thống pháp luật điều chỉnh. Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không quy định lại từng lĩnh vực cụ thể mà tiếp cận theo hướng chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù chưa có văn bản pháp luật hiện hành nào điều chỉnh, đặc biệt là tập trung quy định các cơ chế để người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nêu rõ tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo sẽ được chỉnh lý với tinh thần hạn chế đến mức cao nhất, không trùng lắp với các đạo luật khác; thể hiện chính rõ, chính xác hơn, cụ thể đến mức tối đa các quy định hoặc thể hiện ở các văn bản hướng dẫn những vấn đề cụ thể khác do tính đa dạng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cách tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)