Trong 2 ngày 3, 4/6, Hội thảo về thẩm quyền và việc thực hiện các chính sách pháp luật liên quan đến công tác thanh tra thực phẩm của Bộ Y tế và các bộ liên quan đã diễn ra tại Trung tâm thương mại AP Plaza (Hòa Bình).
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia đóng góp cho bản dự thảo, tập trung vào ba nhóm vấn đề chính, đó là đánh giá việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua; đánh giá công tác tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm; đề xuất một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, hội thảo lần này tập chung chủ yếu vào những vấn đề về chính sách pháp luật và vấn đề pháp luật liên quan đến lĩnh vực thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, các đại biểu cho rằng, đã đến lúc phải tiếp tục xây dựng một hệ thống pháp luật và một hệ thống chính sách thanh tra về an toàn thực phẩm.
Có những hướng dẫn pháp luật về công tác thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng tổ chức thanh tra và các quy định chức năng về an toàn thực phẩm và các chế tài phù hợp như xử phạt, xử lý về những vấn để xảy ra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm...
Hội thảo nói trên được tổ chức nhằm thực hiện văn kiện dự án “xây dựng năng lực cho hệ thống thanh tra thực phẩm tại Việt Nam” đã được Bộ Y tế và FAO phê duyệt, đóng vai trò là khâu rà soát, sửa chữa và bổ sung khung pháp lý trợ giúp công tác thanh tra và thực thi chính sách pháp luật về thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong hệ thống kiểm soát thực phẩm Quốc gia.
Trong thời gian từ tháng 2-3, dưới sự phối hợp trực tiếp của đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam, sự giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của FAO và Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, sự công tác và phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án, các cán bộ Chính phủ, các chuyên gia trong nước và Quốc tế đã tiến hành xem xét, phân tích và đánh giá toàn diện các văn bản pháp luật, chính sách pháp luật.
Qua đó xác định những bất cập hoặc các lỗ hổng trong Pháp luật về thanh tra thực phẩm hoặc những chống chéo trong vi phạm quyền hạn về thanh tra thực phẩm cả các bộ/ngành và đã dự thảo “Báo cáo toàn diện về thẩm quyền và việc thực hiện các chính sách pháp luật liên quan đến công tác thanh tra thực phẩm của Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan của Việt Nam”./.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia đóng góp cho bản dự thảo, tập trung vào ba nhóm vấn đề chính, đó là đánh giá việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua; đánh giá công tác tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm; đề xuất một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, hội thảo lần này tập chung chủ yếu vào những vấn đề về chính sách pháp luật và vấn đề pháp luật liên quan đến lĩnh vực thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó, các đại biểu cho rằng, đã đến lúc phải tiếp tục xây dựng một hệ thống pháp luật và một hệ thống chính sách thanh tra về an toàn thực phẩm.
Có những hướng dẫn pháp luật về công tác thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng tổ chức thanh tra và các quy định chức năng về an toàn thực phẩm và các chế tài phù hợp như xử phạt, xử lý về những vấn để xảy ra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm...
Hội thảo nói trên được tổ chức nhằm thực hiện văn kiện dự án “xây dựng năng lực cho hệ thống thanh tra thực phẩm tại Việt Nam” đã được Bộ Y tế và FAO phê duyệt, đóng vai trò là khâu rà soát, sửa chữa và bổ sung khung pháp lý trợ giúp công tác thanh tra và thực thi chính sách pháp luật về thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong hệ thống kiểm soát thực phẩm Quốc gia.
Trong thời gian từ tháng 2-3, dưới sự phối hợp trực tiếp của đại diện tổ chức FAO tại Việt Nam, sự giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của FAO và Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, sự công tác và phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý dự án, các cán bộ Chính phủ, các chuyên gia trong nước và Quốc tế đã tiến hành xem xét, phân tích và đánh giá toàn diện các văn bản pháp luật, chính sách pháp luật.
Qua đó xác định những bất cập hoặc các lỗ hổng trong Pháp luật về thanh tra thực phẩm hoặc những chống chéo trong vi phạm quyền hạn về thanh tra thực phẩm cả các bộ/ngành và đã dự thảo “Báo cáo toàn diện về thẩm quyền và việc thực hiện các chính sách pháp luật liên quan đến công tác thanh tra thực phẩm của Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan của Việt Nam”./.
Vũ Hà (TTXVN/Vietnam+)