Theo Sở Công Thương Thừa Thiên-Huế, toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề truyền thống, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa.
Nhiều nghề trong số đó đi liền với việc xây dựng các công trình di tích Huế như nghề mộc, chạm khắc gỗ, đúc đồng, gốm sứ, luyện sắt, rèn...
Nếu biết kết hợp khai thác tiềm năng du lịch làng nghề, đây cũng là thế mạnh thu hút khách du lịch hiện nay của Thừa Thiên-Huế.
Từ tháng 7/2012, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình làng nghề truyền thống tại xã Phú Mậu phục vụ du lịch."
Phú Mậu (huyện Phú Vang) hiện có nhiều làng nghề cổ, góp phần làm đa dạng đời sống tâm linh của người dân xứ Huế. Trong đó, nổi bật là hoa giấy Thanh Tiên và tranh dân gian làng Sình tồn tại đến nay hàng trăm năm.
Tranh dân gian làng Sình có những yếu tố thẩm mỹ quý giá cần tiếp thu và kế thừa trong sáng tác tranh hiện đại để tạo ra một giá trị nghệ thuật với chất liệu mới, vừa hiện đại, vừa có tính truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, hoa giấy Thanh Tiên cũng đã rất gắn bó với đời sống tâm linh của người dân xứ Huế.
Với sự phong phú và đa dạng, hoa giấy Thanh Tiên đã đáp ứng được nhu cầu về tín ngưỡng dân gian, đang có xu hướng trở thành sản phẩm du lịch và nghệ thuật.
Trước yêu cầu bảo tồn, phát huy và làm sống lại các giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống nghi lễ - tâm linh dân gian Huế, Thừa Thiên-Huế sẽ xây dựng ở đây mô hình làng nghề với không gian du lịch văn hóa tâm linh độc đáo của Huế nói riêng và miền Trung Việt Nam nói chung.
Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên-Huế Võ Phi Hùng cho biết xây dựng làng nghề truyền thống gắn với du lịch là mục tiêu mà Thừa Thiên-Huế đang hướng tới.
Thực tế chưa nói đến làng nghề, nhiều nơi tay nghề của một vài cá nhân đã thu hút lượng lớn khách du lịch. Điển hình là hiệu thêu Đức Thành ở 66 Phan Đăng Lưu, Huế của nghệ nhân Lê Văn Kinh.
Nhiều năm qua, nghệ nhân Lê Văn Kinh đã thêu hàng ngàn bức tranh về những thắng cảnh của Huế như cảnh sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ... với mong muốn giới thiệu cảnh đẹp của xứ Huế đến mọi người.
Đặc biệt, sau hơn 10 năm thực hiện, ông đang hoàn thiện bộ tranh thêu "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác Thiền sư bằng gần 20 thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và các quốc gia Phật giáo khác trên thế giới.
Nhiều bức thêu trong số này được du khách đến từ Đức, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản... đặt mua với số lượng lớn. Không ngày nào ở cửa hiệu của ông không có khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Một địa chỉ khác, thu hút đông khách du lịch ở Huế là hình ảnh cô gái tật nguyền cặm cụi bên hiên ngồi làm nón, nhanh chóng tạo nên một thương hiệu có tiếng ở Huế - đó là nón lá Thúy (tổ 13 phường Phước Vĩnh, thành phố Huế).
Nón Thúy làm ra không đủ để tiêu thụ, khách hàng đến mua tại nhà, phần lớn là khách du lịch, cả trong nước và nước ngoài. Nhiều nhất là khách đến từ các nước Pháp, Australia, Anh, Mỹ, Nhật; họ đến đây vừa mua nón, vừa tận mắt xem và hết sức khâm phục công việc chị làm.
Vì vậy, không những tự lo cho bản thân mình, hàng tháng chị còn giúp đỡ được 5-10 nhân công, đa phần là những phụ nữ không có việc làm với mức lương 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, điểm yếu của Thừa Thiên-Huế là chưa biết liên kết các cơ sở sản xuất của các làng nghề này lại để hình thành nên tour du lịch, mà chủ yếu là do tự phát - ông Võ Phi Hùng nêu nhận xét.
Để khắc phục điểm yếu này, Thừa Thiên-Huế đang tập trung nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ các lớp đào tạo nghề mây tre đan theo các mẫu mới làm hàng thủ công mỹ nghệ và lưu niệm của hợp tác xã Bao La (Quảng Điền); lớp đào tạo nghề sản xuất xăm lưới phục vụ đánh bắt thủy sản tại thôn Vân Trình, xã Phong Bình (Phong Điền); các lớp đào tạo nghề thêu tay truyền thống tại Phú Bài (Hương Thủy), Phú Đa, Vinh Thanh (Phú Vang), Hương Giang (Nam Đông); lớp đào tạo nghề mộc mỹ nghệ tại làng nghề Hương Hồ (Hương Trà); đào tạo nghề mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng cao cấp phục vụ xuất khẩu tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Anh; đào tạo nghề mộc mỹ nghệ và dân dụng tại doanh nghiệp tư nhân Tân Tiến (Quảng Điền); đào tạo nghề sản xuất hoa sen giấy truyền thống làng hoa giấy Thanh Tiên...
Trên cơ sở này, tỉnh tổ chức các tour du lịch để vừa đưa khách tham quan làng nghề, vừa bán được sản phẩm, hàng lưu niệm.../.
Nhiều nghề trong số đó đi liền với việc xây dựng các công trình di tích Huế như nghề mộc, chạm khắc gỗ, đúc đồng, gốm sứ, luyện sắt, rèn...
Nếu biết kết hợp khai thác tiềm năng du lịch làng nghề, đây cũng là thế mạnh thu hút khách du lịch hiện nay của Thừa Thiên-Huế.
Từ tháng 7/2012, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình làng nghề truyền thống tại xã Phú Mậu phục vụ du lịch."
Phú Mậu (huyện Phú Vang) hiện có nhiều làng nghề cổ, góp phần làm đa dạng đời sống tâm linh của người dân xứ Huế. Trong đó, nổi bật là hoa giấy Thanh Tiên và tranh dân gian làng Sình tồn tại đến nay hàng trăm năm.
Tranh dân gian làng Sình có những yếu tố thẩm mỹ quý giá cần tiếp thu và kế thừa trong sáng tác tranh hiện đại để tạo ra một giá trị nghệ thuật với chất liệu mới, vừa hiện đại, vừa có tính truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, hoa giấy Thanh Tiên cũng đã rất gắn bó với đời sống tâm linh của người dân xứ Huế.
Với sự phong phú và đa dạng, hoa giấy Thanh Tiên đã đáp ứng được nhu cầu về tín ngưỡng dân gian, đang có xu hướng trở thành sản phẩm du lịch và nghệ thuật.
Trước yêu cầu bảo tồn, phát huy và làm sống lại các giá trị văn hóa tinh thần trong đời sống nghi lễ - tâm linh dân gian Huế, Thừa Thiên-Huế sẽ xây dựng ở đây mô hình làng nghề với không gian du lịch văn hóa tâm linh độc đáo của Huế nói riêng và miền Trung Việt Nam nói chung.
Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên-Huế Võ Phi Hùng cho biết xây dựng làng nghề truyền thống gắn với du lịch là mục tiêu mà Thừa Thiên-Huế đang hướng tới.
Thực tế chưa nói đến làng nghề, nhiều nơi tay nghề của một vài cá nhân đã thu hút lượng lớn khách du lịch. Điển hình là hiệu thêu Đức Thành ở 66 Phan Đăng Lưu, Huế của nghệ nhân Lê Văn Kinh.
Nhiều năm qua, nghệ nhân Lê Văn Kinh đã thêu hàng ngàn bức tranh về những thắng cảnh của Huế như cảnh sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ... với mong muốn giới thiệu cảnh đẹp của xứ Huế đến mọi người.
Đặc biệt, sau hơn 10 năm thực hiện, ông đang hoàn thiện bộ tranh thêu "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác Thiền sư bằng gần 20 thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức, Nga, Italy, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và các quốc gia Phật giáo khác trên thế giới.
Nhiều bức thêu trong số này được du khách đến từ Đức, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản... đặt mua với số lượng lớn. Không ngày nào ở cửa hiệu của ông không có khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Một địa chỉ khác, thu hút đông khách du lịch ở Huế là hình ảnh cô gái tật nguyền cặm cụi bên hiên ngồi làm nón, nhanh chóng tạo nên một thương hiệu có tiếng ở Huế - đó là nón lá Thúy (tổ 13 phường Phước Vĩnh, thành phố Huế).
Nón Thúy làm ra không đủ để tiêu thụ, khách hàng đến mua tại nhà, phần lớn là khách du lịch, cả trong nước và nước ngoài. Nhiều nhất là khách đến từ các nước Pháp, Australia, Anh, Mỹ, Nhật; họ đến đây vừa mua nón, vừa tận mắt xem và hết sức khâm phục công việc chị làm.
Vì vậy, không những tự lo cho bản thân mình, hàng tháng chị còn giúp đỡ được 5-10 nhân công, đa phần là những phụ nữ không có việc làm với mức lương 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, điểm yếu của Thừa Thiên-Huế là chưa biết liên kết các cơ sở sản xuất của các làng nghề này lại để hình thành nên tour du lịch, mà chủ yếu là do tự phát - ông Võ Phi Hùng nêu nhận xét.
Để khắc phục điểm yếu này, Thừa Thiên-Huế đang tập trung nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ các lớp đào tạo nghề mây tre đan theo các mẫu mới làm hàng thủ công mỹ nghệ và lưu niệm của hợp tác xã Bao La (Quảng Điền); lớp đào tạo nghề sản xuất xăm lưới phục vụ đánh bắt thủy sản tại thôn Vân Trình, xã Phong Bình (Phong Điền); các lớp đào tạo nghề thêu tay truyền thống tại Phú Bài (Hương Thủy), Phú Đa, Vinh Thanh (Phú Vang), Hương Giang (Nam Đông); lớp đào tạo nghề mộc mỹ nghệ tại làng nghề Hương Hồ (Hương Trà); đào tạo nghề mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng cao cấp phục vụ xuất khẩu tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Anh; đào tạo nghề mộc mỹ nghệ và dân dụng tại doanh nghiệp tư nhân Tân Tiến (Quảng Điền); đào tạo nghề sản xuất hoa sen giấy truyền thống làng hoa giấy Thanh Tiên...
Trên cơ sở này, tỉnh tổ chức các tour du lịch để vừa đưa khách tham quan làng nghề, vừa bán được sản phẩm, hàng lưu niệm.../.
Quốc Việt (TTXVN)