Sau 25 thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã có nhiều thành tựu to lớn. Với cơ chế ngày càng thông thoáng, nguồn nhân lực trẻ, hạ tầng được xây dựng... các doanh nghiệp nước ngoài liên tục tìm tới như một địa chỉ tin cậy. Tuy nhiên, vẫn còn những "hạt sạn" nhỏ cần được "nhặt" để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp FDI, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Phóng viên Vietnam+ đã trao đổi với ông Naoki Sugiura, Giám đốc Kế hoạch Kinh doanh và Phát triển thương hiệu, công ty Panasonic Việt Nam về vấn đề này. - Thưa ông, đâu là lý do Panasonic quyết định đầu tư vào Việt Nam mười năm về trước?
Ông Naoki Sugiura: Năm 2003, Việt Nam là một đất nước có tốc độ phát triển kinh tế cao với dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào và được coi là một thị trường tiềm năng tại khu vực Đông Nam Á. Ở thời điểm đó, Việt Nam bị hạn chế bởi việc nhập khẩu các sản phẩm gia dụng của các nhà sản xuất nước ngoài và phải phụ thuộc vào các kênh bán hàng bởi các nhà phân phối/ người bán buôn và rất khó cho Panasonic để tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam. Với sự thay đổi chính sách của Chính phủ để thu hút doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, chúng tôi đã quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam với mong muốn đóng góp cho sự phát triển tại nơi đây đồng thời mở rộng kinh doanh tại thị trường tiềm năng này. - Trong thời gian qua, Panasonic liên tục đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn. Việt Nam đã làm gì để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài như Panasonic?
Ông Naoki Sugiura: Khi công ty Panasonic Appliances Việt Nam bắt đầu hoạt động năm 2003, thời điểm đó Chính phủ Việt Nam không cho phép bất cứ một hoạt động nhập khẩu hoặc phân phối trong nước đối với các doanh nghiệp FDI. Vào năm 2005, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cấp phép cho chúng tôi thành lập một công ty chủ quản để thực hiện việc nhập khẩu và phân phối tại thị trường này và công ty chủ quản Panasonic Việt Nam đã được thành lập. Qua đó, chúng tôi có thể xây dựng một vài nhà máy sản xuất như các dự án đầu tư mới và thương hiệu Panasonic được phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường Việt Nam thông qua các sản phẩm nhập khẩu cũng như các sản phẩm được sản xuất trong nước.
Ông Naoki Sugiura: Năm 2003, Việt Nam là một đất nước có tốc độ phát triển kinh tế cao với dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào và được coi là một thị trường tiềm năng tại khu vực Đông Nam Á. Ở thời điểm đó, Việt Nam bị hạn chế bởi việc nhập khẩu các sản phẩm gia dụng của các nhà sản xuất nước ngoài và phải phụ thuộc vào các kênh bán hàng bởi các nhà phân phối/ người bán buôn và rất khó cho Panasonic để tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam. Với sự thay đổi chính sách của Chính phủ để thu hút doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, chúng tôi đã quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam với mong muốn đóng góp cho sự phát triển tại nơi đây đồng thời mở rộng kinh doanh tại thị trường tiềm năng này. - Trong thời gian qua, Panasonic liên tục đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn. Việt Nam đã làm gì để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài như Panasonic?
Ông Naoki Sugiura: Khi công ty Panasonic Appliances Việt Nam bắt đầu hoạt động năm 2003, thời điểm đó Chính phủ Việt Nam không cho phép bất cứ một hoạt động nhập khẩu hoặc phân phối trong nước đối với các doanh nghiệp FDI. Vào năm 2005, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cấp phép cho chúng tôi thành lập một công ty chủ quản để thực hiện việc nhập khẩu và phân phối tại thị trường này và công ty chủ quản Panasonic Việt Nam đã được thành lập. Qua đó, chúng tôi có thể xây dựng một vài nhà máy sản xuất như các dự án đầu tư mới và thương hiệu Panasonic được phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường Việt Nam thông qua các sản phẩm nhập khẩu cũng như các sản phẩm được sản xuất trong nước.
Panasonic vừa đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất máy giặt công suất 600.000 sản phẩm/năm.
(Nguồn: Panasonic Việt Nam)
- Bên cạnh những mặt tích cực, theo Panasonic, đâu là những hạn chế mà Việt Nam cần phải sửa đổi để ngày càng thu hút được đầu tư từ phía doanh nghiệp nước ngoài?
Ông Naoki Sugiura: Thời gian qua mặc dù Chính phủ Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài ở nhiều khía cạnh, tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn trong các hoạt động của chúng tôi. Thực tế, có nhiều quy định không cần thiết được đưa ra bởi cơ quan tổ chức nhà nước, gây ra sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Đặc biệt, có nhiều mâu thuẫn giữa các Luật, Nghị định và Thông tư về hải quan, thuế, môi trường, luật lao động, tài chính, giao thông vận tải và tiêu chuẩn kỹ thuật… Các quy định không cần thiết, các thủ tục không đầy đủ, các luật lệ không rõ ràng làm giảm khả năng canh tranh của nền kinh tế. Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ linh hoạt và đơn giản hóa các quy định, có sự trao đổi giữa các Bộ, các khối kinh tế tư nhân liên quan trước khi ban hành các Nghị định, Thông tư nhằm trách các vấn đề phát sinh sau khi ban hành. Ngoài ra, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp cũng là vấn đề cần bàn tới. Theo chính sách hiện nay, các khoản đầu tư mới sẽ nằm ngoài lĩnh vực áp dụng, điều này làm giảm cơ hội khuyến khích FDI dưới dạng đầu tư mở rộng. Chúng tôi được biết rằng Chính phủ Việt Nam gần đây có kế hoạch sửa đổi các chính sách đầu tư để áp dụng cho các vốn đầu tư mới. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn hạn chế chỉ áp dụng cho vùng và lĩnh vực kinh doanh khuyến khích phát triển mà chưa cân nhắc đến quy mô doanh nghiệp có hoạt động đầu tư liên tục tăng. - Trong thời gian tới, Panasonic sẽ tập trung vào những dự án gì ở Việt Nam?Ông Naoki Sugiura: Không chỉ tiếp tục đầu tư vào các hoạt động sản xuất ở Việt Nam, chúng tôi đang cố gắng để nâng cao mô hình kinh doanh B2B (từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp) trong cơ sở hạ tầng xã hội để đóng góp cho xã hội Việt Nam và sự phát triển kinh tế. Ví dụ, chúng tôi đã thành công trong việc có được dự án hệ thống giao thông thông minh mới tại đường cao tốc Hà Nội cho hệ thống camera quan sát, hệ thống phát hiện xe và hệ thống trung tâm. Bên cạnh đó, chúng tôi đã đề xuất nhiều giải pháp cơ sở hạ tầng như dự án nhà ga 2 sân bay Nội Bài và các hệ thống an toàn, an ninh khác…
Ông Naoki Sugiura: Thời gian qua mặc dù Chính phủ Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài ở nhiều khía cạnh, tuy nhiên vẫn có nhiều khó khăn trong các hoạt động của chúng tôi. Thực tế, có nhiều quy định không cần thiết được đưa ra bởi cơ quan tổ chức nhà nước, gây ra sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Đặc biệt, có nhiều mâu thuẫn giữa các Luật, Nghị định và Thông tư về hải quan, thuế, môi trường, luật lao động, tài chính, giao thông vận tải và tiêu chuẩn kỹ thuật… Các quy định không cần thiết, các thủ tục không đầy đủ, các luật lệ không rõ ràng làm giảm khả năng canh tranh của nền kinh tế. Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ linh hoạt và đơn giản hóa các quy định, có sự trao đổi giữa các Bộ, các khối kinh tế tư nhân liên quan trước khi ban hành các Nghị định, Thông tư nhằm trách các vấn đề phát sinh sau khi ban hành. Ngoài ra, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp cũng là vấn đề cần bàn tới. Theo chính sách hiện nay, các khoản đầu tư mới sẽ nằm ngoài lĩnh vực áp dụng, điều này làm giảm cơ hội khuyến khích FDI dưới dạng đầu tư mở rộng. Chúng tôi được biết rằng Chính phủ Việt Nam gần đây có kế hoạch sửa đổi các chính sách đầu tư để áp dụng cho các vốn đầu tư mới. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn hạn chế chỉ áp dụng cho vùng và lĩnh vực kinh doanh khuyến khích phát triển mà chưa cân nhắc đến quy mô doanh nghiệp có hoạt động đầu tư liên tục tăng. - Trong thời gian tới, Panasonic sẽ tập trung vào những dự án gì ở Việt Nam?Ông Naoki Sugiura: Không chỉ tiếp tục đầu tư vào các hoạt động sản xuất ở Việt Nam, chúng tôi đang cố gắng để nâng cao mô hình kinh doanh B2B (từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp) trong cơ sở hạ tầng xã hội để đóng góp cho xã hội Việt Nam và sự phát triển kinh tế. Ví dụ, chúng tôi đã thành công trong việc có được dự án hệ thống giao thông thông minh mới tại đường cao tốc Hà Nội cho hệ thống camera quan sát, hệ thống phát hiện xe và hệ thống trung tâm. Bên cạnh đó, chúng tôi đã đề xuất nhiều giải pháp cơ sở hạ tầng như dự án nhà ga 2 sân bay Nội Bài và các hệ thống an toàn, an ninh khác…
- Xin cảm ơn ông!
Tính đến tháng 2 năm 2013, Panasonic tại Việt Nam gồm có sáu công ty, bốn trong số đó là công ty sản xuất: Panasonic Industrial Devices Vietnam, Panasonic System Networks Vietnam, Panasonic Appliances Vietnam, Panasonic AVC Vietnam và một trung tâm nghiên cứu, phát triển Panasonic R&D Việt Nam với tổng số cán bộ công nhân viên là khoảng 7.200 người. Mới đây, ngày 20/3 Công ty Panasonic Appliances Vietnam đã chính thức đưa nhà máy sản xuất máy giặt với tổng đầu tư 32 triệu USD, công suất 600.000 sản phẩm/năm tại Hưng Yên đi vào hoạt động. Mục tiêu của nhà máy này là cung cấp 50% cho thị trường nội địa và 50% xuất khẩu sang Đông Nam Á, Trung Đông. Tại Việt Nam, Panasonic được xem là một trong các doanh nghiệp chú trọng phát triển các hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục và môi trường. |
Trung Hiền (Vietnam+)