Thị trường ôtô Việt Nam trong ba năm trở lại đây giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt theo dự đoán của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), năm 2012, cả thị trường chỉ tiêu thụ được khoảng 100.000 xe.
Tại Hội thảo "Thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn phát triển ngành công nghiệp và thị trường ôtô Việt Nam" được VAMA tổ chức ngày 27/9 trong khuôn khổ Vietnam Motorshow 2012, các doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi chính sách về thuế, phí để kích cầu thị trường này.
Ế ẩm
Đưa ra cái nhìn tổng quan, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) cho hay từ năm 2006-2009 thị trường ôtô trong nước phát triển khá đều đặn. Tuy nhiên, kể từ 2010, thị trường đã chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng. Đặc biệt, VAMA dự báo năm 2012 cả thị trường sẽ chỉ bán được 100.000 xe, tương đương với mức trước 2008.
Thống kê của VAMA cũng cho thấy, 8 tháng đầu năm nay, sản lượng toàn thị trường đạt 64.520 xe, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2011.
Tác động xấu của thị trường khiến nhiều hãng phải thay đổi kế hoạch, trong đó nhà sản xuất có thị phần lớn ở Việt Nam như Toyota cũng đã phải điều chỉnh kế hoạch của cả năm nay từ 36.000 chiếc xuống còn 25.000 chiếc, giảm 30%.
Tình hình cũng không khá khẩm hơn với doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc ước đạt 20.000 chiếc, trị giá 454 triệu USD, giảm 55,8% về lượng và giảm 46,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng xe ôtô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 9/2012 là 2.000 chiếc, mức đáy trong vòng 3 năm trở lại đây.
Trong một lần trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Laurent Genet (Tổng giám đốc Audi Việt Nam) cho hay, dòng xe nhập khẩu suy giảm khoảng 60% so với năm 2011.
“Thị trường ôtô ASEAN trong 5 tháng đầu năm nay tăng 151% so cùng kỳ năm 2011, trong khi Việt Nam là nước duy nhất bị suy giảm. Ngành công nghiệp phụ trợ cũng kém phát triển, số lượng doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Indonesia và bằng 1/50 so với Thái Lan,” ông Phạm Anh Tuấn cho biết.
Thực tế, một loạt những chiêu khuyến mãi kích cầu tiêu dùng đã được các hãng ôtô sử dụng từ đầu năm như hỗ trợ phí trước bạ, giảm giá, tặng quà… Tuy nhiên, tình hình vẫn không khá hơn khi doanh số bán ra hầu như vẫn dậm chân tại chỗ.
Theo phản ánh của showroom Hyundai Long Biên, tình trạng ế ẩm đã kéo dài từ đầu năm. Anh Học, một nhân viên kinh doanh của showroom cho hay, bây giờ 20 khách hỏi may ra mới có một người mua. So với năm ngoái, tỷ lệ này chỉ bằng khoảng 1/7.
Cần xem lại thuế, phí
Nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm được VAMA xác định là do suy thoái kinh tế và đặc biệt chính sách thuế phí tại Việt Nam thay đổi quá nhanh, với mức quá cao như phí trước bạ 15%-20% tại hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Đặc biệt, theo Chủ tịch VAMA-ông Laurent Charpentier, ý định áp phí hạn chế phương tiện cá nhân khiến thị trường ôtô cũng biến động theo chiều hướng xấu, cho dù người Việt đang rất cần ôtô và đây là một thị trường tốt.
“Mặc dù chưa biết có ban hành hay không nhưng rõ ràng là khách hàng rất e dè. Họ không mua một sản phẩm mà trong tương lai có nguy cơ bị đánh phí,” Chủ tịch VAMA nói.
Đồng tình, ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hội kỹ sư ôtô Việt Nam cho rằng không phải người Việt Nam không có đủ tiền mua ôtô, mà chính là việc có quá nhiều loại thuế, phí đánh vào người tiêu dùng khiến lượng ôtô bán ra sụt giảm nghiêm trọng.
“Thực tế thì chính sách thuế và phí không bắt kịp với hội nhập quốc tế. Cần có chính sách về thuế, phí hợp lý để nội địa hóa sản phẩm, ví dụ như nếu hãng xe nội địa hóa được bao nhiêu phần trăm thì sẽ giảm tương ứng với thuế thu nhập đặc biệt,” ông Hào gợi ý.
Ông Nguyễn Khánh Toàn, Phó Tổng thư ký Hiệp hội vận tải ôtô thì nói, hiện có ít nhất là 5 loại thuế, 9 loại phí với ôtô (thuế nhập khẩu, VAT, môi trường, phí đường bộ…) tác động rất lớn đến thị trường ôtô vận tải.
Khi gánh nhiều loại phí như vậy, buộc ngành vận tải phải tăng giá và kéo theo đó là sự tăng giá của hàng loạt các mặt hàng. Bởi vậy, Hiệp hội vận tải ôtô đã có công văn gửi các cơ quan đề nghị rà soát lại các loại thuế, phí để điều chỉnh lại cho hợp lý.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, để phát triển ngành công nghiệp ôtô, Chính phủ cần có các chính sách vĩ mô dài hạn về phát triển ngành; công nghiệp phụ trợ; thuế, phí; cơ sở hạ tầng giao thông và phải được thực hiện đồng bộ, nhất quán.
Phía VAMA thì cho rằng, giải pháp hữu hiệu nhất họ muốn là Chính phủ cần minh bạch các mức phí và hủy bỏ, không đề cập tới phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nữa. Ngoài ra, phí trước bạ cần được đưa về 5% với xe hơi và 2% với xe tải. Chỉ có như vậy thị trường sẽ dần hồi phục./.
Tại Hội thảo "Thực trạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn phát triển ngành công nghiệp và thị trường ôtô Việt Nam" được VAMA tổ chức ngày 27/9 trong khuôn khổ Vietnam Motorshow 2012, các doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi chính sách về thuế, phí để kích cầu thị trường này.
Ế ẩm
Đưa ra cái nhìn tổng quan, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) cho hay từ năm 2006-2009 thị trường ôtô trong nước phát triển khá đều đặn. Tuy nhiên, kể từ 2010, thị trường đã chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng. Đặc biệt, VAMA dự báo năm 2012 cả thị trường sẽ chỉ bán được 100.000 xe, tương đương với mức trước 2008.
Thống kê của VAMA cũng cho thấy, 8 tháng đầu năm nay, sản lượng toàn thị trường đạt 64.520 xe, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2011.
Tác động xấu của thị trường khiến nhiều hãng phải thay đổi kế hoạch, trong đó nhà sản xuất có thị phần lớn ở Việt Nam như Toyota cũng đã phải điều chỉnh kế hoạch của cả năm nay từ 36.000 chiếc xuống còn 25.000 chiếc, giảm 30%.
Tình hình cũng không khá khẩm hơn với doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc ước đạt 20.000 chiếc, trị giá 454 triệu USD, giảm 55,8% về lượng và giảm 46,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng xe ôtô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 9/2012 là 2.000 chiếc, mức đáy trong vòng 3 năm trở lại đây.
Trong một lần trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Laurent Genet (Tổng giám đốc Audi Việt Nam) cho hay, dòng xe nhập khẩu suy giảm khoảng 60% so với năm 2011.
“Thị trường ôtô ASEAN trong 5 tháng đầu năm nay tăng 151% so cùng kỳ năm 2011, trong khi Việt Nam là nước duy nhất bị suy giảm. Ngành công nghiệp phụ trợ cũng kém phát triển, số lượng doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Indonesia và bằng 1/50 so với Thái Lan,” ông Phạm Anh Tuấn cho biết.
Thực tế, một loạt những chiêu khuyến mãi kích cầu tiêu dùng đã được các hãng ôtô sử dụng từ đầu năm như hỗ trợ phí trước bạ, giảm giá, tặng quà… Tuy nhiên, tình hình vẫn không khá hơn khi doanh số bán ra hầu như vẫn dậm chân tại chỗ.
Theo phản ánh của showroom Hyundai Long Biên, tình trạng ế ẩm đã kéo dài từ đầu năm. Anh Học, một nhân viên kinh doanh của showroom cho hay, bây giờ 20 khách hỏi may ra mới có một người mua. So với năm ngoái, tỷ lệ này chỉ bằng khoảng 1/7.
Cần xem lại thuế, phí
Nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm được VAMA xác định là do suy thoái kinh tế và đặc biệt chính sách thuế phí tại Việt Nam thay đổi quá nhanh, với mức quá cao như phí trước bạ 15%-20% tại hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Đặc biệt, theo Chủ tịch VAMA-ông Laurent Charpentier, ý định áp phí hạn chế phương tiện cá nhân khiến thị trường ôtô cũng biến động theo chiều hướng xấu, cho dù người Việt đang rất cần ôtô và đây là một thị trường tốt.
“Mặc dù chưa biết có ban hành hay không nhưng rõ ràng là khách hàng rất e dè. Họ không mua một sản phẩm mà trong tương lai có nguy cơ bị đánh phí,” Chủ tịch VAMA nói.
Đồng tình, ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hội kỹ sư ôtô Việt Nam cho rằng không phải người Việt Nam không có đủ tiền mua ôtô, mà chính là việc có quá nhiều loại thuế, phí đánh vào người tiêu dùng khiến lượng ôtô bán ra sụt giảm nghiêm trọng.
“Thực tế thì chính sách thuế và phí không bắt kịp với hội nhập quốc tế. Cần có chính sách về thuế, phí hợp lý để nội địa hóa sản phẩm, ví dụ như nếu hãng xe nội địa hóa được bao nhiêu phần trăm thì sẽ giảm tương ứng với thuế thu nhập đặc biệt,” ông Hào gợi ý.
Ông Nguyễn Khánh Toàn, Phó Tổng thư ký Hiệp hội vận tải ôtô thì nói, hiện có ít nhất là 5 loại thuế, 9 loại phí với ôtô (thuế nhập khẩu, VAT, môi trường, phí đường bộ…) tác động rất lớn đến thị trường ôtô vận tải.
Khi gánh nhiều loại phí như vậy, buộc ngành vận tải phải tăng giá và kéo theo đó là sự tăng giá của hàng loạt các mặt hàng. Bởi vậy, Hiệp hội vận tải ôtô đã có công văn gửi các cơ quan đề nghị rà soát lại các loại thuế, phí để điều chỉnh lại cho hợp lý.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, để phát triển ngành công nghiệp ôtô, Chính phủ cần có các chính sách vĩ mô dài hạn về phát triển ngành; công nghiệp phụ trợ; thuế, phí; cơ sở hạ tầng giao thông và phải được thực hiện đồng bộ, nhất quán.
Phía VAMA thì cho rằng, giải pháp hữu hiệu nhất họ muốn là Chính phủ cần minh bạch các mức phí và hủy bỏ, không đề cập tới phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nữa. Ngoài ra, phí trước bạ cần được đưa về 5% với xe hơi và 2% với xe tải. Chỉ có như vậy thị trường sẽ dần hồi phục./.
Xuân Chung (Vietnam+)