Cần Thơ: Bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của lễ hội đua ghe Ngo trong đồng bào Khmer

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước Cần Thơ bàn giao 6 ghe Ngo mini, giá trị gần 400 triệu đồng, cho các chùa, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh để đồng bào có điều kiện luyện tập thi đấu đua ghe Ngo.

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ trao quyết định bàn giao ghe ngo cho đại diện các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)
Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ trao quyết định bàn giao ghe ngo cho đại diện các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Ngày 22/11, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ đã bàn giao 6 ghe Ngo mini, với tổng giá trị gần 400 triệu đồng cho các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn.

Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng 20 năm ngày thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004-1/1/2024).

Các ghe Ngo mini được trao cho 6 đơn vị gồm: Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; các chùa Pô Thi Som Rôn và Sanvor Pô Thi Nhen (quận Ô Môn), Neryvone và Prum Mani Vongsa (huyện Thới Lai), Pitu Khôsa Răngsây (quận Ninh Kiều).

Tại lễ bàn giao, Hòa thượng Đào Như, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ mong muốn thông qua đợt bàn giao lần này, đồng bào Khmer trên địa bàn sẽ có điều kiện để luyện tập thi đấu ở các giải đua ghe Ngo trong khu vực; đồng thời, duy trì và bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của lễ hội đua ghe Ngo trong cộng đồng Khmer trên địa bàn.

Theo Hòa thượng Mai Xe, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ, thanh niên người dân tộc Khmer đa số là lao động chính trong gia đình và thường đi làm tại các nhà máy, xí nghiệp trong hoặc ngoài thành phố. Điều này ảnh hưởng đến phong trào đua ghe Ngo tại Cần Thơ do khó tập trung cùng lúc đủ số lượng vận động viên.

Ngoài ra, việc luyện tập ghe Ngo cũng gặp khó khăn vì thời gian thường gấp rút dẫn đến không đảm bảo được sức bền và kỹ năng phối hợp của các vận động viên trong thao tác.

Từ các khó khăn trên, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố thống nhất thực hiện Đề án đóng ghe Ngo mini nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc luyện tập của các vận động viên cũng như góp phần bảo tồn nét văn hóa, truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer.

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ Hồ Văn Phương, việc bàn giao các ghe Ngo mini lần này thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, đồng lòng của đồng bào Khmer và các hòa thượng, thượng tọa, đại đức tại các chùa, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trong việc bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của địa phương.

Thời gian tới, Ban Dân tộc thành phố tích cực phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các ngành chức năng để tham mưu, đề xuất, tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm giữ gìn, khôi phục, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Khmer nói riêng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.