Ngày 21/12, tại Đồng Nai, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và Dự án hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO đã tổ chức Hội thảo hướng dẫn khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, thời gian qua doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã gặp không ít khó khăn khi phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài, đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như cá tra, basa, giày da.
Riêng từ năm 1994 đến nay, đã có 32 vụ kiện, trong đó phần lớn là các vụ kiện chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, một số bị kiện về chống trợ cấp và tự vệ. 2/3 số vụ kiện nhằm vào top 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và những mặt hàng sử dụng nhiều lao động.
Theo đánh giá, những vụ kiện chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã gây thiệt hại lớn về tài chính, thời gian và tác động lớn đến xã hội như mất việc làm, cắt giảm lương của người lao động, cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp và làm giảm nguồn thu ngoại tệ.
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện chống bán phá giá tại thị trường các nước là do doanh nghiệp bị động và không có thông tin, không có luật sư riêng và do các rào cản ngôn ngữ, pháp lý, sổ sách tài chính không rõ ràng đồng thời hệ thống kế toán cũng có sự khác biệt.
Các đại biểu khuyến cáo, để giảm các thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá gây ra đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị và chủ động phòng tránh các vụ kiện có thể xảy ra, một trong những giải pháp được đưa ra là nhanh chóng xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Hệ thống cảnh báo này sẽ giúp cơ quan quản lý theo dõi tình hình xuất khẩu của Việt Nam; hỗ trợ xúc tiến thương mại; đa dạng hóa thị trường và ngành hàng xuất khẩu, đồng thời có sự phối hợp với các hiệp hội và tăng cường sự liên kết, hỗ trợ từ phía doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp khi tham gia hệ thống này giúp nhận biết khả năng bị kiện; phòng tránh vụ kiện xảy ra; có thông tin để thâm nhập thị trường, đồng thời nắm được pháp luật quốc tế và doanh nghiệp có thể chủ động kế hoạch kinh doanh./.
Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, thời gian qua doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã gặp không ít khó khăn khi phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài, đặc biệt là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như cá tra, basa, giày da.
Riêng từ năm 1994 đến nay, đã có 32 vụ kiện, trong đó phần lớn là các vụ kiện chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, một số bị kiện về chống trợ cấp và tự vệ. 2/3 số vụ kiện nhằm vào top 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và những mặt hàng sử dụng nhiều lao động.
Theo đánh giá, những vụ kiện chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã gây thiệt hại lớn về tài chính, thời gian và tác động lớn đến xã hội như mất việc làm, cắt giảm lương của người lao động, cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp và làm giảm nguồn thu ngoại tệ.
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện chống bán phá giá tại thị trường các nước là do doanh nghiệp bị động và không có thông tin, không có luật sư riêng và do các rào cản ngôn ngữ, pháp lý, sổ sách tài chính không rõ ràng đồng thời hệ thống kế toán cũng có sự khác biệt.
Các đại biểu khuyến cáo, để giảm các thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá gây ra đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thêm thời gian chuẩn bị và chủ động phòng tránh các vụ kiện có thể xảy ra, một trong những giải pháp được đưa ra là nhanh chóng xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Hệ thống cảnh báo này sẽ giúp cơ quan quản lý theo dõi tình hình xuất khẩu của Việt Nam; hỗ trợ xúc tiến thương mại; đa dạng hóa thị trường và ngành hàng xuất khẩu, đồng thời có sự phối hợp với các hiệp hội và tăng cường sự liên kết, hỗ trợ từ phía doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp khi tham gia hệ thống này giúp nhận biết khả năng bị kiện; phòng tránh vụ kiện xảy ra; có thông tin để thâm nhập thị trường, đồng thời nắm được pháp luật quốc tế và doanh nghiệp có thể chủ động kế hoạch kinh doanh./.
Sỹ Tuyên (TTXVN)